Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Vì sao Hà Nội rào chắn nửa đường vành đai 3 trên cao tới cuối tháng 4?


Theo đó, từ nay đến hết ngày 25/4, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện phương án phân luồng, tổ chức giao thông trên tuyến đường vành đai 3 trên cao, đoạn cầu Dậu - cầu Mai Dịch để phục vụ thi công sửa chữa, thay thế khe co giãn. Việc thi công chỉ được thực hiện vào ban đêm (từ 22h đến 5h).

Đường vành đai 3 trên cao được khánh thành từ cuối tháng 10/2012. (Ảnh: DV)

"Các đơn vị liên quan sẽ hay thế, sửa chữa 53 khe co giãn trên đường vành đai 3 trên cao, đoạn cầu Dậu - cầu Mai Dịch theo cả hai hướng", Sở GTVT cho hay. Để thi công, các nhà thầu rào chắn nửa mặt đường theo một chiều tại vị trí thi công; sử dụng nửa mặt đường còn lại cho các phương tiện lưu thông.

"Nhà thầu thi công bố trí đầy đủ barie, cọc tiêu, biển báo và đèn tín hiệu trên đoạn thi công; bố trí người hướng dẫn phân luồng giao thông cục bộ tại vị trí thi công; lắp đặt biển báo phân luồng từ xa cho các phương tiện tại các lối lên, xuống ở các nút giao Mai Dịch - Phạm Hùng, Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long, Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến ...", Sở GTVT yêu cầu.
Đường Vành đai 3 là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên của nước ta có tổng chiều dài gần 9.000m, nối từ Mai Dịch tới Bắc Hồ Linh Đàm. Tổng vốn đầu tư hơn 5.547 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản. 
Dự án đường vành đai 3 trên cao giai đoạn 2 có 4 làn xe, chiều rộng mặt cầu 24m, tốc độ thiết kế 100km/h. Khi hoàn thành, con đường này kết nối 3 trục giao thông huyết mạch ở khu vực phía Bắc gồm quốc lộ 1, quốc lộ 5 và đại lộ Thăng Long, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông của thủ đô Hà Nội.
Ngay sau khi khánh thành cuối tháng 10/2012, đường Vành đai 3 trên cao được bàn giao cho TP Hà Nội quản lý và khai thác vận hành và chỉ dành cho phương tiện ô tô.
Nguồn: msn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét