Được biết đến là một sản phẩm phụ, nhỏ nằm trong danh mục thiết bị an toàn giao thông. Đinh đường phản quang được sử dụng để lắp đặt trên các tuyến đường nhằm mục đích phản chiếu ánh sáng, để giúp những người tham gia giao thông nhận biết được những con đường uốn lượn, để dễ dàng định hướng đường đi, mà không lo xảy ra tình trạng lệch làn đường.
Đinh đường phản quang phát huy tác dụng hiệu quả nhất là vào trong đêm tối, điều kiện thời tiết xấu như sương mù, bão tố, làm cho tầm nhìn bị hạn chế.
Chính vì vậy, đinh đường phản quang là chi tiết rất quan trọng, giữ vai trò đảm bảo an toàn giao thông và công tác bảo hộ lao động.
Có những loại đinh đường phản quang nào?
Hiện nay có nhiều loại đinh đường phản quang được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu một số loại phổ biến, thông dụng được sử dụng nhiều như:
- Đinh đường phản quang bằng nhôm có chân dài 3,5cm, sản phẩm có chất liệu bằng nhôm, trong đó là loại nhôm phin phản quang vi năng kính, với độ phản quang công suất cao vào ban đêm, hình dáng nhẵn, phẳng, giảm thiểu khả năng bám bụi.
Sản phẩm đinh đường phản quang bằng nhôm được chia làm 2 loại gồm có:
+ Đinh đường phản quang nhôm một mặt
+ Đinh đường phản quang 2 mặt.
Với ưu điểm của đinh đường phản quang nhôm như khả năng chịu lực, sức bền cao, phản xạ tốt trong điều kiện thiếu sáng.
- Đinh đường phản quang nhựa không có chân
Sản phẩm đinh đường phản quang nhựa có nhiều kích thước khác nhau, có 2 ốc vít đối xứng 2 bên.Tuy nhiên, đinh đường phản quang nhựa lại thích hợp sử dụng ở các môi trường ổn định như trung tâm thương mại, tầng hầm, bãi đỗ xe, đồng thời sẽ giảm thiểu chi phí hơn so với đinh đường phản quang nhôm.
Thi công đinh đường phản quang
Đinh đường phản quang thường được lắp đặt tại các tuyến đường quốc lộ, đường giao thông đô thị, đường cao tốc có tác dụng phân làn, tăng cường nhận biết trong đêm tối nhờ vào khả năng phản quang vô cùng mạnh, đảm bảo an toàn giao thông.
Thi công đinh đường phản quang, đầu tiên cần phải chuẩn bị đầy đủ vật dụng như khoan điện, thước dây, thùng koe nhỏ, dao nhồi, muôi mục, bút phấn, máy phát điện, gậy dùng để khuấy.
Tiếp đến xác định vị trí lắp đặt đinh đường theo yêu cầu thiết kế, bằng cách khoan lỗ để đặt đinh, sau khi khoan phải thổi sạch bụi trong lỗ khoan. Đổ keo chuyên dụng vào lỗ đinh, đặt đinh phản quang lên trên, dùng lực nén và xoay trái phải 2 bên. Trong khi đổ keo, phải đổ đều keo lên toàn bộ phần đáy của lỗ đinh phản quang.
Sau khi lắp đặt đinh phản quang xong, sử dụng dao nhồi gọt sạch phần keo thừa xung quanh đinh bu lông và vệ sinh mặt đường sạch sẽ. Cũng như nên lưu ý sử dụng keo dính vừa đủ, tránh gây lãng phí đến hiệu quả sử dụng đinh đường phản quang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét