Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Những ưu điểm nổi bật của dải phân làn chứa nước

Dải phân cách là bộ phận của đường giao thông để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. 


Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được dùng để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.

Khi dải phân cách đặt ở tim đường và sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy thì gọi là dải phân làn giữa; khi dải phân cách sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên hoặc phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông thì gọi là dải phân cách bên.


Trong an toàn giao thông đường bộ, ngoài dải phân cách truyền thống chất liệu thường là bê tông hoặc sắt thép, inox tuy vậy độ an toàn thì không đảm bảo, khó vận chuyển lắp đặt khó khăn thường mất thời gian và nhân công. Khi có sự cố phương tiện hoàn toàn hư hỏng nặng ảnh hưởng đến người đi dường và chủ phương tiện. Hiện nay dải phân cách chứa nước là một trong những thiết bị an toàn giao thông đường bộ được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm.

Những ưu điểm nổi bật của dải phân cách chứa nước

- Có tính cơ động cao, thích hợp với mọi mặt đường hiểm trở. Không gây ảnh hưởng tới mặt đường, lắp đặt nhanh dễ dàng nhanh chóng.

- Chất liệu nhựa bền đẹp gọn nhẹ thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt giảm thiểu chi phí nhân công và giá thành. Khi đổ đầy nước và nối thành dây, khả năng chịu lực của dây cao, có thể điều chỉnh theo độ cong của đường.Bên trên có thể lắp các thiết bị phản quang, bảng cảnh báo… giúp mọi người có thể quan sát tốt hơn khi tham gia giao thông.

- Có thể sử dụng đơn lẻ hoặc liên kết tạo thành dải phân cách dùng để phân luồng giao thông xe cộ, lối đi bộ, tạo khu vực ngăn cách cho các công trình sửa chữa cầu đường, khu vực tổ chức thể thao…

- Khi va chạm dải phân cách chứa nước của chúng tôi đàn hồi giúp bạn có thể giảm trầy sướt khác với dải phân làn bên tông, giảm thiểu thương vong khi tai nạn xảy ra.

- Giá thành dải phân cách chứa nước thấp hơn so với dải phân làn truyền thống giúp giảm thiểu chi phí lắp đặt thiết bị an toàn giao thông đường bộ.

- Dải phân cách nhựa dễ duy chuyển thiết lập phân làn điều tiết giao thông.

- Ngoài ra, sản phẩm có thể tái chế đảm bảo môi trường.

Hiện nay dải phân làn đổ nước là sản phẩm với thiết kế sang trọng gọn nhẹ hơn chất liệu bê tông với sắt thép, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt tiết kiệm được nhân công. Khi có sự cố sẽ không gây thiệt hại nhiều về xe + người đi đường vì thiết bị là nhựa ruột chứa nước sẽ đàn hồi chặn xe không cho leo lên hoặc lấn tuyến gây tai nạn cho người đi lại.


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Yếu tố cơ sở hạ tầng trong an toàn giao thông

An toàn giao thông là sự an toàn, thông suốt, không bị xâm hại đối với người và phương tiện tham gia giao thông khi hoạt động trên các tuyến đường giao thông. An toàn giao thông phụ thuộc vào các yếu tố: Người tham gia giao thông, phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng và môi trường. Một trong những yếu tố này có sự bất bình thường đều có thể dẫn đến tai nạn giao thông hoặc mất an toàn giao thông.

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông chính là yếu tố cơ sở hạ tâng.


Trên mỗi con đường có thể có nhiều đoạn có tình trạng kỹ thuật khác nhau hoặc tình trạng giao thông khác nhau, nên có ảnh hưởng khác nhau đến việc chạy xe. Khi đó đòi hỏi lái xe phải tập trung chú ý để đưa ra giải pháp điều khiển xe kịp thời và an toàn. Giải pháp quan trọng nhất là thay đổi tốc độ cho phù hợp với từng đoạn đường, từng điều kiện giao thông cụ thể. Nguy cơ về tai nạn giao thông rõ rệt và tốc độ trung bình của dòng giảm đi rõ rệt trong các trường hợp sau:
- Đoạn đường bị xấu đi bất ngờ, bề rộng và độ bằng phẳng của mặt đường kém
- Nơi mà điều kiện đường có độ an toàn thấp như các đoạn đường quanh co, gấp khúc, khuất tầm nhìn,…
- Nơi mà các xe có công suất nhỏ không bứt phá được lực cản trên đường
- Tại chổ đường giao nhau, chổ vượt, làn đường chuyển tốc độ.
- Tại những chổ người đi bộ, xe đạp, xe súc vật kéo,…

1. Yếu tố lưu lượng và kết cấu dòng xe
Trong các điều kiện như nhau, tai nạn giao thông phụ thuộc vào lưu lượng xe trên đường và quy luật chuyển động của dòng xe. Khi lưu lượng xe thấp số xe tránh và vượt nhau ít, người lái xe có xu hướng cho xe chạy vào tim đường hoặc gần mép trong làn đường dành cho xe mình để tránh ảnh hưởng của lề đường và thành cầu. Khi lưu lượng thấp, số tuyệt đối của tai nạn giao thông nhỏ.
Số tai nạn giao thông không chỉ phụ thuộc vào lưu lượng mà còn phụ thuộc vào kết cấu dòng xe, vì mỗi loại xe có kích thước, tải trọng, tốc độ khác nhau. Số chạy xe trong dòng càng nhiều, nhu cầu vượt nhau càng lớn, nên xác suất về tai nạn giao thông càng cao. Rõ ràng nhất là tỷ lệ xe tải trong dòng xe càng lớn thì hệ số tai nạn giao thông càng tăng.
Có thể thấy được rằng số tai nạn giao thông tăng chậm và tỷ lệ với lưu lượng xe chạy cho đến khi lưu lượng đạt đến trị số khả năng thông xe bình thường của đường. Khi lưu lượng tiếp tục tăng thì số tai nạn giao thông cũng tăng lên đáng kể. Khi tốc độ chạy của các loại xe trong dòng xe càng chênh lệch thì số tai nạn giao thông càng cao, nên dòng xe hổn hợp có hệ số tai nạn giao thông cao hơn dòng xe thuần nhất.

2.  Số làn xe chạy, việc tách dòng xe ngược chiều và bề rộng phần đường xe chạy
Đối với đường có nhiều làn xe, khi lưu lượng xe chạy thấp, nghĩa là khi đường chưa hoàn toàn lắp đầy xe thì số tai nạn giao thông xe giảm. Khi tách chuyển động của 2 làn xe ngược chiều bằng dải phân cách thì hiệu quả rất đánh kể đến an toàn xe chạy. Đường 3 làn xe có khả năng tăng khả năng thông qua đường từ 1,3 – 1,7 lần.
Trên các mặt đường hẹp, khi xe tránh nhau và vượt nhau, khoảng cách giữa các xe cũng như khoảng cách giữa các bánh xe với mép lề không gia cố không đủ để lái xe tin tưởng, mặc dù họ đã giảm tốc độ. Vì vậy số tai nạn giao thông tăng theo mức độ giảm bề rộng phần xe chạy.

3. Ảnh hưởng của tầm nhìn
Tầm nhìn là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Tầm nhìn đủ giúp cho lái xe thấy được các chướng ngại vật từ xa và có đủ thời gian để xử lý. Tuy nhiên, bù lại ở những nơi có tầm nhìn bị thu hẹp thì lái xe lại tăng cường chú ý hơn. Tầm nhìn bị rút ngắn trong các trường hợp khi vượt nhau: Trong dòng xe hỗn hợp, người lái xe có tốc độ lớn thường có xu hướng vượt lên trước mà lúc này tầm nhìn hẹp nên rất nguy hiểm hoặc khi vào đường cong có nhiều vật che chắn, tầm nhìn bị giảm đi rất nhiều.

4. Yếu tố đường cong trên bình đồ
Tai nạn giao thông thường xuất hiện ở những đường cong trên bình đồ, tỷ lệ chiếm khoảng 10 – 20% trong tổng số vụ. Bán kính đường cong trên bình đồ từ 2.000m trở lên thì ảnh hưởng của chúng đến tai nạn giao thông không khác gì đường thẳng, còn khi bán kính cong nhỏ hơn 600 – 700m thì tốc độ tăng hệ số rất nhanh. Để an toàn đi vào đường cong, lái xe cần phải trông thấy đường và làn xe dành cho mình từ một khoảng cách đủ để phanh xe khi gặp chướng ngại vật bất ngờ.

5. Yếu tố giao nhau đường cùng mức
Ở những nơi giao nhau cùng mức, việc đánh giá an toàn chạy xe phức tạp hơn những đoạn đường khác, vì sự giao cắt giữa các dòng và sự đổi hướng của chúng làm tăng xác suất tai nạn giao thông. Tại chổ giao nhau có lưu lượng xe cao đến từ các hướng thường gây nên xung đột.
Do đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu đi lại gia tăng, việc sử dụng phương tiện (xe máy, ô tô con) ngày càng tăng cao, song sự bùng nổ và tiếp tục gia tăng nhu cầu tham gia giao thông ngày càng lớn, vượt năng lực đáp ứng của kết cấu hạ tầng giao thông, ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, thói quen, tập quán vùng, miền nên đã thường xuyên đã vi phạm an toàn giao thông (uống rượu, bia, không đội mũ bảo hiểm,…) và đang là một vấn đề đặt ra công tác an toàn giao thông hiện nay.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Xây dựng môi trường giao thông an toàn

Ngày nay, tai nạn giao thông ngày càng nhiều gây thiệt hại về người và của trên cả nước. Tuy nhiên, tai nạn giao thông có thể phòng và tránh được, các bước phòng tránh phải đảm bảo đưa ra được: Các mức độ phòng tránh, phương thức tiếp cận chủ động và bị động, tập trung vào nhiều đối tượng và đưa ra được chiến lược có hiệu quả đối với tai nạn giao thông.


1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
- Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.
- Tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông.
- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.

1.1. Đối với người đi bộ
- Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.
- Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (trẻ dưới 7 tuổi).
- Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Dừng tại lề đường à Nghe và quan sát bên trái, bên phải à đi qua khi đường vắng à Vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.
- Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Vỉa hè bên phải nếu không có vỉa hè à đi vào phần đường bên phải, càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.
- Không đi dàn hàng ngang trên đường.
- Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.

1.2. Đi xe đạp
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn.
- Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.
- Chấp hành đúng luật lệ thông giao:
+ Dừng và đi theo tín hiệu đèn.
+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ.
+ Không đi dàn hàng ngang 3 – 4.


1.3. Đi xe ôtô và xe buýt
- Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.
- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng).
- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.
- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.
- Ngồi tại chỗ.
- Không thò đầu, tay ra ngoài.
- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.
- Hướng dẫn người lớn cách dẫn trẻ qua đường, đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy: trẻ dưới 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.

2. Xây dựng môi trường an toàn 
- Tạo hành lang cho người đi bộ.
- Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các gờ giảm tốc trước cổng trường học...
- Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.
- Phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh; vượt đèn đỏ, uống rượu, chất có cồn và lái xe...

3. Sử dụng các thiết bị an toàn
- Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.
- Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.
- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.​

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Sơn dẻo nhiệt phản quang mang đến những con đường an toàn hơn

Sơn dẻo nhiệt được biết đến là một thiết bị an toàn giao thông cần thiết. Các công trình giao thông ngày càng được xây dựng nhiều tại Việt Nam, sơn dẻo nhiệt lại là một phần không thể thiếu của các con đường. Các vạch đường chỉ dẫn, các khu vực dành cho người qua đường, vạch phân làn đường đều dùng sơn dẻo nhiệt. Sơn dẻo nhiệt thì thường có màu trắng hoặc màu vàng. Những màu sắc sang sẽ giúp cho người tham gia giao thông nhìn thấy được dễ dàng từ xa.


Sơn dẻo nhiệt chính là dòng sản phẩm có nguồn gốc sơn nước, gốc dầu, gốc cao su hóa. Vì thế loại sơn này thường được sử dụng trong các hạng mục công trình giao thông, đạt quy chuẩn quốc tế về loại sơn có chất lượng dành riêng cho giao thông, Sơn dẻo nhiệt phản quang còn là một loại sơn được ưa chuộng hơn. Với tính năng phản quang nên loại sơn này dễ dàng nhìn được vào ban đêm, giúp người tham gia giao thông có thể nhìn rõ vào ban đêm, có thể di chuyển đúng làn đường cũng như giảm tốc độ đúng lúc.
Sơn dẻo nhiệt phản quang mang đến những con đường an toàn hơn cho người tham gia giao thông. Vì thế mà sơn dẻo nhiệt phản quang đang dần chiếm lĩnh thị trường tại Việt Nam và được sử dụng rất nhiều vì tính năng phản quang là rất cần thiết. Sự kết hợp với tính năng phản quang, sơn dẻo nhiệt trở nên quan trọng với các cung đường giao thông tại Việt Nam.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Gờ giảm tốc là thiết bị an toàn giao thông phổ biến

Gờ giảm tốc là một thiết bị an toàn giao thông được sử dụng phổ biến tại các công trình, đoạn đường, gara để xe hay các đoạn đường hay xảy ra tai nạn. Gờ giảm tốc được sản xuất từ nguyên liệu chất lượng cao với độ cứng cao và tính năng chịu lực, sức ép tốt, chịu lực nén trong thời gian dài. Gờ giảm tốc có thể chịu được mọi điều kiện thời tiết, tuổi thọ cao. Thân gờ có các đường vân chéo chống trơn trượt hiệu quả, độ hao mòn gây ra cho xe rất ít, xe đi qua không gây tiếng ồn, có tính giảm xóng và chống va đập tốt. Gờ có 2 màu tiêu chuẩn Vàng - Đen màu xen kẻ dễ nhận thấy với màu sắc tươi sáng giúp người tham gia giao thông quan sát rõ vị trí gờ giảm tốc cả ngày lẫn đêm.


Trên các tuyến đường, tuyến phố luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông khá cao. Bên cạnh những nguyên nhân như: đường xuống cấp xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà thì còn một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do thiếu gờ giảm tốc. 


Gờ giảm tốc không chỉ có tác dụng giảm tốc độ của xe mà vào ban đêm, màu vàng và đen trên đệm giảm tốc sẽ gây sự chú ý cho lái xe, khiến họ điều khiển xe an toàn hơn.Vậy nhờ những đặc tính và thông số nào của gờ giảm tốc khiến cho sản phẩm này có vai trò quan trọng đến vậy? 

Gờ giảm tốc có 6 đặc tính chuyên dụng đó là:

1. Được làm từ cao su có độ cứng cao chịu được nhiệt độ -32 đến 65 độ C, tính năng chịu được sức ép lớn.
2. Thân đệm có độ mềm nhất định, khi xe cộ va chạm vào sẽ không gây ra hiện tượng rung lắc mạnh, hiệu quả giảm xóc tốt.
3. Giữa các đốt có đường vân đặc biệt, có tác dụng chống trơn trượt hiệu quả.
4. Hai màu vàng đen xen kẽ nhau rất dễ nhận thấy; trên mỗi đốt có thể lắp đặt các viên bi phản quang có độ sáng cao, giúp lái xe có thể nhìn rõ vị trí của gờ giảm tốc.
5. Sử dụng công nghệ đặc biệt đảm bảo màu sắc lâu bền, không phai màu.
6. Đơn giản khi lắp đặt, thuận tiện khi bảo trì.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Các biển chỉ dẫn giao thông tạo văn hóa giao thông tốt đẹp

Các biển chỉ dẫn trên đường tạo văn hóa giao thông tốt đẹp


1. Giúp lái xe được thuận lợi hơn
Một số loại biển báo cấm hay biển chỉ dẫn có vai trò giúp người lái xe tránh được những con đường ùn tắc, nguy hiểm, tìm đường đi tắt,….Từ đó, tiết kiệm thời gian cũng như giúp lái xe được thuận lợi hơn.


2. Giúp người tham gia giao thông không đi sai luật
Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường,….Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường,…để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cũng như tránh “tiền mất tật mang”.

3. Tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp
Khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện thường hay gặp những trường hợp không ai nhường ai. Tức là khi đi qua một ngã ba, ngã tư nào đó mà không có những biển hiệu giao thông, ai cũng muốn đi trước để kịp công việc của mình hoặc đơn giản là muốn nhanh đến nơi để tránh nắng nóng trên đường. Điều này có thể dẫn đến những khó chịu, cãi vã, xô xát. Nếu có biển báo giao thông, mọi người sẽ dễ dàng tuân thủ đồng nhất, từ đó tạo nên văn hóa giao thông tốt đẹp. 

4. Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông
Các loại biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm, biển cấm,…nói chung đều có một tác dụng chính đó là giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Chẳng hạn như: Biển chỉ dẫn giúp lái xe không đi sai làn đường; Biển nguy hiểm cảnh bảo trước những chướng ngại vật sắp tới để tài xế cảnh giác hơn; Biển cấm giúp tài xế không thực hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác;….

Phân loại đinh phản quang theo chất liệu

Được biết đến là một sản phẩm phụ, nhỏ nằm trong danh mục thiết bị an toàn giao thông. Đinh đường phản quang được sử dụng để lắp đặt trên các tuyến đường nhằm mục đích phản chiếu ánh sáng, để giúp những người tham gia giao thông nhận biết được những con đường uốn lượn, để dễ dàng định hướng đường đi, mà không lo xảy ra tình trạng lệch làn đường.

Đinh phản quang phát huy tác dụng hiệu quả nhất là vào trong đêm tối, điều kiện thời tiết xấu như sương mù, bão tố, làm cho tầm nhìn bị hạn chế.
Chính vì vậy, đinh đường phản quang là chi tiết rất quan trọng, giữ vai trò đảm bảo an toàn giao thông và công tác bảo hộ lao động.

1. Phân loại đinh phản quang
Hiện nay có nhiều loại đinh đường phản quang được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu một số loại phổ biến, thông dụng được sử dụng nhiều như:
- Đinh đường phản quang bằng nhôm có chân dài 3,5cm, sản phẩm có chất liệu bằng nhôm, trong đó là loại nhôm phin phản quang vi năng kính, với độ phản quang công suất cao vào ban đêm, hình dáng nhẵn, phẳng, giảm thiểu khả năng bám bụi.
Sản phẩm đinh đường phản quang bằng nhôm được chia làm 2 loại gồm có:
+ Đinh đường phản quang nhôm một mặt
+ Đinh đường phản quang 2 mặt.
Với ưu điểm của đinh đường phản quang nhôm như khả năng chịu lực, sức bền cao, phản xạ tốt trong điều kiện thiếu sáng.
- Đinh đường phản quang nhựa không có chân


Sản phẩm đinh đường phản quang nhựa có nhiều kích thước khác nhau, có 2 ốc vít đối xứng 2 bên. Tuy nhiên, đinh đường phản quang nhựa lại thích hợp sử dụng ở các môi trường ổn định như trung tâm thương mại, tầng hầm, bãi đỗ xe, đồng thời sẽ giảm thiểu chi phí hơn so với đinh đường phản quang nhôm.

2. Thi công đinh đường phản quang
Đinh đường phản quang thường được lắp đặt tại các tuyến đường quốc lộ, đường giao thông đô thị, đường cao tốc có tác dụng phân làn, tăng cường nhận biết trong đêm tối nhờ vào khả năng phản quang vô cùng mạnh, đảm bảo an toàn giao thông.
Thi công đinh phản quang, đầu tiên cần phải chuẩn bị đầy đủ vật dụng như khoan điện, thước dây, thùng koe nhỏ, dao nhồi, muôi mục, bút phấn, máy phát điện, gậy dùng để khuấy.
Tiếp đến xác định vị trí lắp đặt đinh đường theo yêu cầu thiết kế, bằng cách khoan lỗ để đặt đinh, sau khi khoan phải thổi sạch bụi trong lỗ khoan. Đổ keo chuyên dụng vào lỗ đinh, đặt đinh phản quang lên trên, dùng lực nén và xoay trái phải 2 bên. Trong khi đổ keo, phải đổ đều keo lên toàn bộ phần đáy của lỗ đinh phản quang.
Sau khi lắp đặt đinh phản quang xong, sử dụng dao nhồi gọt sạch phần keo thừa xung quanh đinh bu lông và vệ sinh mặt đường sạch sẽ. Cũng như nên lưu ý sử dụng keo dính vừa đủ, tránh gây lãng phí đến hiệu quả sử dụng đinh đường phản quang.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Gờ giảm tốc có thể được sử dụng ở đâu?

Gờ giảm tốc là thiết bị không còn xa lạ tại Việt Nam. Chức năng gờ giảm tốc có thể được lắp trên đường giao thông, trong các khu đô thị, khu công nghiệp hay các tầng hầm để xe. 


1. Mục đích của các gờ giảm tốc độ là gì?
Gờ giảm tốc độ là một điều cần thiết trong bất kỳ khu vực giao thông cao và đặc biệt là để làm chậm dòng chảy của giao thông. Gờ giảm tốc xe máy này đặc biệt hữu ích để làm chậm lưu lượng bên ngoài trường học, trung tâm mua sắm, bệnh viện, trước khi bùng nổ an ninh để đảm bảo xe chạy chậm lại xuống đến một tốc độ an toàn giao thông và đồng hồ ra cho người đi bộ băng qua đường. Các va chạm tốc độ tròn là êm hơn Humps bê tông truyền thống hơn và dễ dàng hơn rất nhiều vào hệ thống treo của xe ô tô


2. Gờ giảm tốc có thể được sử dụng ở đâu?
Bất cứ nơi nào, nơi lưu lượng giao thông cần phải được chậm lại và kiểm soát có thể sử dụng gờ giảm tốc, bao gồm các trường bên ngoài, các trung tâm, bệnh viện, khu văn phòng xe, trước khi bùng nổ an ninh, tại các sự kiện, nơi sẽ có một dòng chảy lưu thông cao, xung quanh các cuộc đua xe đạp để khuyến khích xe chạy chậm lại. Gờ giảm tốc độ Thông tư có thể được đặt một khoảng cách nhất định ngoài để cho phép thoát nước và cũng cho xe cấp cứu để lái xe trên một cách dễ dàng.

3. Ai có thể sử dụng gờ giảm tốc độ?
Phát triển Road, trung tâm mua sắm, trường học, khu dân cư, bệnh viện, đường có độ dốc dốc mà muốn dừng xe tăng tốc xuống đồi, nơi trẻ em chơi trên đường và khu văn phòng xe tất cả sẽ tìm thấy sử dụng cho va chạm tốc độ.Thông số gờ giảm tốc độ
Các 5mph va chạm tốc độ tròn từ nơi làm việc là một giải pháp hiệu quả và hiệu quả chi phí để khuyến khích những làm chậm lại của giao thông và cũng để tách giao thông từ các phần phi-giao thông. Sản phẩm được làm từ nhiệm vụ nặng nề, cao su thắt và có sẵn trong tầm nhìn cao màu vàng và màu đen hoặc màu vàng chỉ. Các va chạm tốc độ rất nhanh chóng và dễ dàng để cài đặt và đi kèm với chốt gắn phù hợp cho cả nhựa đường / đường băng và các bề mặt bê tông. Đơn giản chỉ cần chọn các bề mặt mong muốn khi [đặt hàng của bạn. Đặt hàng hôm nay và bạn sẽ nhận được chi phí giao thông hiệu quả này thiết bị làm dịu với miễn phí vận chuyển trong ngày làm việc tiếp theo.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Ngành Giao thông vận tải Thái Bình chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông đường bộ

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thời gian qua ngành Giao thông vận tải Thái Bình đã chú trọng huy động các nguồn vốn cho công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông đường bộ. Qua đó, góp phần kéo dài thời gian sử dụng của công trình, giúp mặt đường luôn êm thuận, an toàn, thông suốt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến quốc lộ ủy thác với tổng chiều dài 113km. Các tuyến đường này đều có mặt đường bằng bê tông nhựa tương đối tốt, hệ thống an toàn giao thông được bố trí đầy đủ. Một số đoạn có mặt đường ở mức trung bình. Tại một số đoạn qua khu dân cư, tuyến đường vẫn chưa có hệ thống thoát nước, mặt đường thường xuyên bị ngập, đọng nước khi có mưa dẫn đến tình trạng đường xuống cấp nhanh, phát sinh ổ gà, thậm chí có đoạn đã bị phá hủy toàn bộ nền, mặt đường. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn 20 tuyến đường tỉnh và các tuyến đường trong thành phố với tổng chiều dài 298km. Hệ thống đường giao thông trong tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí hạn chế.


Để giao thông luôn được êm thuận, thông suốt, an toàn, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác quản lý và bảo dưỡng trên các tuyến đường được giao. Thường xuyên kiểm tra, tu bổ các công trình đường bộ, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng xóa bỏ điểm đen, điểm bất hợp lý, điểm tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Từ đầu năm 2020 đến nay, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị liên quan sửa chữa, bổ sung 163 biển báo tròn, 81 biển báo chữ nhật, 172 biển báo tam giác. Xử lý 1.020m2 ổ gà, cao su trên hệ thống đường tỉnh. Sửa chữa 3 cụm đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao ngã tư Lê Quý Đôn - Trần Thái Tông, ngã tư Lý Bôn - Trần Thái Tông, ngã tư Quốc lộ 10 - Quốc lộ 39. Sơn vạch kẻ đường 6.132m2, lắp đặt 1.223 đinh phản quang trên hệ thống đường tỉnh. Đang triển khai thủ tục đầu tư xử lý 5 điểm đen tai nạn giao thông trên quốc lộ 10 và quốc lộ 39. Bên cạnh đó, các huyện, thành phố cũng đã tổ chức phát cây, cắt cỏ ven đường, khơi thông các tuyến đường với chiều dài 26,5km... Qua đó bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Là một trong những đơn vị trúng gói thầu duy tu, sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ do địa phương quản lý với 267,6km đường tỉnh và gần 40km quốc lộ 10 đoạn qua địa phận tỉnh, từ đầu năm 2020 đến nay, Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Thái Bình đã thường xuyên kiểm tra các tuyến đường, kịp thời phát hiện hư hỏng để khắc phục hoặc báo cáo cấp trên lên kế hoạch sửa chữa nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu công trình giao thông. Ông Khổng Vũ Công, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Thái Bình cho biết: Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua các hạng mục duy tu không vật liệu được Công ty thực hiện thường xuyên, liên tục.

Đối với các hạng mục duy tu có vật liệu, đến thời điểm này Công ty đã thực hiện trên 65% khối lượng vá ổ gà kế hoạch năm 2020; khối lượng vá thảm nội thị đã thực hiện khoảng 50% kế hoạch năm 2020; khối lượng an toàn giao thông, điện chiếu sáng trên các tuyến đường đã hoàn thành; còn lại một số hạng mục đắp đất lề đường sẽ thực hiện sau mùa mưa bão.

Bên cạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, để chủ động phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, trước mùa mưa bão năm 2020 Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Thái Bình đã tổng kiểm tra toàn bộ hệ thống cầu, đường do đơn vị quản lý. Lên kế hoạch và báo cáo cấp trên để sửa chữa, gia cường cầu cống yếu, hư hỏng. Ưu tiên và tập trung bạt lề, khai rãnh thoát nước mặt đường. Bổ sung cọc tiêu, biển báo hiệu, dự phòng cọc tiêu cắm tại các đoạn đường ngập nước do mưa lớn và các đoạn đường sạt lở nền đường. Kiểm tra, theo dõi các đoạn mặt đường xấu, dễ phát sinh cao su, ổ gà, đọng nước cục bộ và các đoạn đường dễ bị biến dạng khi chịu nhiệt độ cao kéo dài...

Nguồn: Báo Thái Bình

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Tìm hiểu về cọc tiêu giao thông

Cọc tiêu giao thông là một trong các thiết bị an toàn giao thông chuyên dụng được sử dụng thường xuyên với mật độ dày đặc tại nhiều tuyến đường. Ngoài ra tại các công trình, khu vực đang thi công hay tại các khu vực có chướng ngại vật thì cọc tiêu cũng được sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người qua lại.


1. Phân loại cọc tiêu thông dụng

- Cọc tiêu nhựa: được sản xuất từ nhựa PVC với cân nặng giao động từ 1,8 kg đến 5kg, chiều cao từ 60 cm đến 90 cm. Ngoài ra cũng có thể đặt hàng theo yêu cầu với màu sắc và kích thước cũng như kiểu dáng tùy ý.
- Cọc tiêu cao su: được làm từ cao su, vật liệu bền khi sử dụng không dễ bị gió thổi bay an toàn nếu vô tình đâm phải.
- Cọc tiêu inox: Được làm bằng vật liệu inox mẫu mã bắt mắt thường được sử dụng tại những nơi để cách ly giữa các khu vực
Đối với cọc tiêu phản quang nhựa các cọc tiểu được cấu tạo từ chất liệu nhựa PVC,PU,TPU cực bền, dẻo, chịu được mọi khí hậu thời tiết. Không chỉ có thế cọc tiêu phản quang có 2 miếng dán phản quang giúp người điều khiển phương tiện, hay người dùng biết được nhưng vị trí đặt cọt tiêu. 


2. Công dụng của cọc tiêu trong đời sống

- Dùng để phân làn giao thông đường bộ 
- Cọc được sử dụng bao quanh công trình, có thể dùng dây, hoặc gậy để nối giữa các cọc tiêu với nhau để đảm bảo an toàn.
- Cọc tiêu được sử dụng cho sân bay giúp máy bay nhận biết được đường bay, đường hạ cánh từ xa, do màu sắc nổi bật của cọc tiêu giao thông phản quang ngay cả trong bóng tối.
- Cọc tiêu sử dụng cho tầng hầm các toàn nhà trung tâm thương mại
- Sử dụng cọc tiêu cho các sự kiện
Trong thực tế cọc tiêu phân làn giao thông ngoài tác dụng phân làn giao thông đường bộ còn được ứng dụng rất nhiều.

3. Các trường hợp cắm cọc tiêu

– Phía lưng các đường cong từ tiếp đầu đến tiếp cuối.
– Đường hai đầu cầu.
Trường hợp bề rộng cầu hẹp hơn bề rộng nền đường thì những cọc tiêu ở sát đầu cầu phải liên kết thành hàng rào chắn hoặc xây tường bảo vệ.
– Hai đầu cống nơi chiều dài cống hẹp hơn bề rộng nền đường. Các cọc tiêu phải liên kết thành hàng rào chắc chắn hoặc xây tường bảo vệ.
– Các đoạn nền đường bị thắt hẹp.
– Các đoạn nền đường đắp cao từ 2m trở lên.
– Các đoạn đường men theo sông, suối, đầm, hồ, ao.
– Các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt cùng mức.
– Các đoạn đường có công trình thi công.
– Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và hai bên thân đường ngầm.
– Các đoạn đường qua bãi cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khó phân biệt mặt đường phần xe chạy với dải đất hai bên đường.
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Ứng dụng của cọc tiêu trong đời sống

5 ứng dụng của cọc tiêu trong đời sống

Trong thực tế, cọc tiêu giao thông không chỉ dùng để phân làn giao thông đường bộ mà nó còn được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác

1. Cọc tiêu trở thành cọc công trình

Đối với các công trình đang thi công, thường xuyên có người qua lại, việc cách ly công trường với người qua lại là rất quan trọng, đảm bảo sự an toàn cũng như tiến độ thi công của công trình.

Cọc được sử dụng bao quanh công trình, có thể dùng dây, hoặc gậy để nối giữa các cọc tiêu với nhau để đảm bảo an toàn.


2. Cọc tiêu sử dụng cho các cuộc thi sát hạch ô tô xe máy

Sử dụng cọc tiêu như một tuyến đường giới hạn mà người tham gia phải vượt qua. Cọc tiêu nhựa hoặc cọc tiêu sao su được sử dụng phổ biến.

3. Cọc tiêu sử dụng cho sân bay

Cọc tiêu sử dụng cho sân bay phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, chắn chắn. Cọc tiêu được sử dụng cho sân bay giúp máy bay nhận biết được đường bay, đường hạ cánh từ xa, do màu sắc nổi bật của cọc tiêu giao thông phản quang ngay cả trong bóng tối.

4. Cọc tiêu sử dụng cho tầng hầm các toàn nhà trung tâm thương mại

Phân làn giao thông trong tầm hầm để xe là mục đích chính khi sử dụng cọc tiêu giao thông. Giao thông trong tầng hầm để xe cũng rất phức tạp, nếu không được trang bị đầy đủ các thiết bị như: gương cầu lồi, gờ giảm tốc, sơn phản quang, ốp tường phản quang …

5. Sử dụng cọc tiêu cho các sự kiện

Trong các sự kiện lớn, cọc tiêu là 1 phần không thể thiểu.

Như vậy, trong thực tế cọc tiêu phân làn giao thông ngoài tác dụng phân làn giao thông đường bộ còn được ứng dụng rất nhiều.


Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Đặc điểm ưu việt của gương cầu lồi so với gương phẳng

Ngày nay có rất nhiều loại gương và tùy thuộc vào công dụng mà chúng được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Tuy nhiên được sử dụng rộng rãi, trong nhiều ngành nghề nhất có lẽ phái nhắc đến gương phẳng và gương cầu lồi.

Nhất là đối với ngành xây dựng giao thông, từ các ứng dụng trong việc xây lắp cầu đường cho đến từng phụ kiện nhỏ nhất như chiếc gương xe máy cũng được sử dụng một trong hai loại gương trên.

Mặc dù đều khá phổ biến nhưng có vẻ như gương cầu lồi đang dần thay thế và "lấn át" gương phẳng cũng như nhiều dòng gương khác trong ngành xây lắp các thiết bị an toàn giao thông.

Tuy rằng gương cầu lồi về bản chất vẫn như các loại gương khác là nắm vai trò phản chiếu hình ảnh để giúp cho người nhìn có thể nắm bắt được những chỗ bị khuất tầm mắt ( ví dụ như kính chiếu hậu sẽ giúp lái xe nhìn được phí sau mà không cần ngoái đầu lại). Tuy nhiên, do có nhiều đặc tính siêu việt mà chỉ có gương cầu lồi mới có nên trong ngành giao thông thì gương cầu lồi đã và đang được mọi người ưa chuộng.

Những đặc điểm chung của hai loại gương là đều có ảnh ảo vì không hứng được trên màng chắn, ảnh phản chiếu lại ngược so với ảnh thực.

1. Đặc điểm ưu việt của gương cầu lồi so với gương phẳng

Cả hai loại gương này đều là phản chiếu lại ảnh ngược của sự vật. Tuy nhiên có vài điểm khác khiến cho gương cầu lồi được ưa chuông hơn hẳn so với gương phẳng như sau:

- Gương cầu lồi được nghiên cứu kỹ càng, sản xuất theo quy trình với các quy định cụ thể nên sẽ đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Các loại gương cầu lồi sản xuất không đảm bảo chất lượng rất dễ để phân biệt và bất cứ ai cũng có thể nhận ra điều đó nếu chú ý.

- Gương cầu lồi có bề mặt cong nên tầm thu hình ảnh của gương cũng lớn hơn, thu được góc hình lớn hơn so với bề mặt các loại gương khác.

- Hình ảnh phản chiếu qua gương khá sắc nét, người nhìn dễ quan sát.

- Gương cầu lồi thường được làm từ các vật liệu siêu bền như acrylic, polyme, inox do vậy vấn đề thời gian sử dụng hoàn toàn không phải lo lắng cũng như sẽ chắc chắn khó vỡ hơn các loại gương làm từ chất liệu bình thường khác.

- Cuộc thí nghiệm để so sánh tầm nhìn của 2 loại gương đã được nhiều người công nhận rằng gương cầu lồi có tầm nhìn lớn hơn hẳn so với gương bình thường.

2. Ứng dụng của gương câu lồi

- Đối với giao thông
Gương cầu lồi là lựa chọn duy nhất để được lắp đặt trên các tuyến đường khuất tầm nhìn, hoặc lắp đặt ở các góc cua gấp, đường đèo khúc khuỷu không có tầm nhìn với công dụng giúp lái xe có thể nhìn được những nơi có tầm nhìn khuất và tránh được xe đi từ các hướng khác tới.
Ngoài ra còn có các loại gương cầu lồi ô tô, đây là loại gương nhỏ dùng để dán trên kính chiếu hậu của ô tô giúp hạn chế tối đa các điểm mù của xe và hỗ trợ tốt hơn cho người điều khiển ô tô khi cần quay đầu xe trong phố lớn hoặc cua bó sát vỉa hè.

- Đối với các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, siêu thị
Gương cầu lồi không chỉ ứng dụng tốt trong giao thông mà nó còn được sử dụng rất nhiều ở những nơi tập trung đông người, có nhiều góc khuất.
Do đặc tính của gương rất phù hợp với những nơi như vậy nên những người sử dụng luôn chọn mua gương cầu lồi, nó cung cấp đầy đủ hình ảnh rõ nét mà bao hàm được rộng rãi hình ảnh. Không những vậy chiếc gương cầu lồi nửa quả bóng còn có tác dụng hơn nhiều khi nó có thể phản chiếu hình ảnh bốn chiều, giúp người bán hàng dù chỉ đứng tại quày cũng có thể kín đáo quan sát được khách hàng xung quanh mà không bị coi là bất lịch sự hay đuổi khách.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Bạn đã biết cách chọn cũi quây trẻ em chưa?

Cũi quây trẻ em là dụng cụ an toàn giúp tạo không gian riêng cho bé sinh hoạt và vui chơi. Cũi hỗ trợ bé trong việc đứng vịn, chơi đùa đặc biệt là những lúc phải chơi một mình khi bố mẹ bận làm việc.Vì vậy đây là vật dụng bố mẹ nên tham khảo sử dụng vì nó hỗ trợ bố mẹ rất nhiều trong việc chăm con, tạo cho bé môi trường vui chơi thoải mái và an toàn.


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cũi với những chất liệu khác nhau, theo đó là những ưu nhược điểm với từng loại khác nhau, cho bố mẹ thêm nhiều sự lựa chọn. Ở đây chúng ta đề cập đến cũi quây trẻ em an toàn khi vui chơi có thể bằng nhựa, bằng gỗ hoặc bằng kim loại. Vậy tiêu chí để lựa chọn cũi quây trẻ em an toàn và phù hợp với mỗi gia đình sẽ như thế nào?


1. Kích thước cũi

Trước khi quyết định mua cũi quây trẻ em, bạn cần quan tâm đến vị trí đặt cũi. Và với vị trí đã chọn thì kích thước cũi như thế nào. Tùy vào diện tích của nhà mình mà bố mẹ có thể chọn kích thước phù hợp.

Ngoài phần diện tích sử dụng, bố mẹ cũng cần quan tâm đến chiều cao của cũi. Cả diện tích và chiều cao cần phải chọn hợp lý và tùy vào độ tuổi của bé để đảm bảo an toàn và sử dụng được lâu dài, tránh lãng phí.

Khoảng cách giữa các thanh chắn cũng cần được quan tâm và lựa chọn hợp lý để tránh những tai nạn khi bé bị kẹt một bộ phần nào đó vào.

2. Chất liệu cũi

Bố mẹ sẽ phải quyết định cũi muốn mua làm bằng gỗ, kim loại hay nhựa. Cần kiểm tra bề mặt kĩ để đảm bảo an toàn cho bé. Với điều kiện tốt bạn có thể chọn cũi gỗ có độ bền tương đối cao, đảm bảo thẩm mỹ.

Tuy nhiên, cũi nhựa trẻ em có ưu điểm rất lớn về trọng lượng, dễ dàng lắp đặt, xếp gọn và di chuyển. Các loại cũi nhựa cũng có thiết kế đa dạng, mẫu mã và màu sắc bắt mắt. Chất liệu nhựa cũng hỗ trợ rất nhiều cho bố mẹ trong việc vệ sinh với bề mặt bóng mịn mà giá thành lại khá rẻ. Hiện nay cũi bằng nhựa nguyên sinh rất an toàn cho bé.

3. Lựa chon nhà cung cấp

Bố mẹ nên hướng đến các thương hiệu tín để đảm bảo con mình có thể sử dụng những sản phẩm chất lượng nhất, an toàn nhất.

Giá cả thường đi kèm với chất lượng, vậy nên bố mẹ nên cân nhắc không nên vì lợi ích trước mắt chọn nhà cung cấp kém chất lượng, chất liệu độc hại, thiếu chắc chắn,… gây ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe cho bé sau này. Mua quây cũi trẻ em giá rẻ nhưng phải cần rõ nguồn gốc. 

Cũi quây trẻ em là một sản phẩm phổ biến nên bố mẹ sẽ không quá khó khăn trong việc tìm mua cũi trẻ em. Bố mẹ có thể tìm hiểu các thông số đầy đủ của sản phẩm để có thể chọn được sản phẩm tốt nhất và đảm bảo an toàn cho các bé.

Xem thêm: gương cầu lồi hàn quốc / đèn cảnh báo giao thông năng lượng mặt trời / tiêu phản quang mũi tên / tieu phan quang mui ten / cọc trụ đàn hồi / cọc trụ / cọc tiêu hình trụ / coc tieu hinh tru / cọc tiêu phân làn / coc tieu phan lan / coc tieu phan lan giao thong / rào chắn phân làn ba thanh / gương cầu lồi hàn quốc / cọc chóp / cọc trụ dẻo / rào chắn phân làn ba thanh / thiet bi an toan giao thong/ thiet bi an toan giao thong duong bo