Cọc tiêu phân làn giao thông là một trong những thiết bị giao thông chuyên dụng thường xuyên được sử dụng với mật độ dày đặc tại nhiều tuyến đường ngoài ra cọc tiêu giao thông còn được đặt tại các công trình, khu vực đang thi công… Coc tiêu cũng có thể đặt ở những khu vực có chướng ngại vật nguy hiểm công dụng là để phân làn giao thông, thiết bị an toàn công trình ngăn con người qua lại khu vực nguy hiểm.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, cọc tiêu giao thông được quy định có hình dạng và kích thước nhất định. Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông, kích thước cạnh tối thiểu 12 cm hoặc hình tròn có tiết diện tối thiểu tương đương; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70 cm. Ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ 40 cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70 cm tại phân giác. Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10 cm ở đầu trên cùng có màu đỏ và bằng chất liệu phản quang hoặc phát quang. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các cọc tiêu với màu sắc khác nhưng trên trên cọc tiêu phải gắn các tiêu phản quang theo các quy định tại Điều 61. Cọc tiêu phản quang là loại thiết bị an toàn giao thông đường bộ cần thiết nhằm mục tiêu cảnh báo, phân luồng đường đi các phương tiện đi lại khi tham gia giao thông vào buổi tối, các khu vực thiếu ánh sáng còn các loại cọc tiêu giao thông khác như là cọc tiêu thân nhựa đế cao su, cọc cảnh báo giao thông cao su, cọc ngăn cách giao thông...
Cọc tiêu giao thông là sản phẩm có tính linh hoạt cao ngay cả khi sử dụng trong nhiệt độ cực thấp, đồng thời không bị biến dạng sau khi bị ngoại lực tác động nhờ tính đàn hồi cực cao. Việc cắm cọc tiêu giao thông cũng được quy định rõ ràng theo luật để đảm bảo sử dụng đúng và hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Những điểm cắm cọc tiêu gồm có:
- Đường mới xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo, cọc tiêu cắm sát vai đường và mép trong của cọc phải cách đều mép phần đường xe chạy tối thiểu 0,5 m, lượn đều theo mép phần xe chạy trừ trường hợp bị vướng chướng ngại vật.
- Đường đang sử dụng, lề đường không đủ rộng thì cọc tiêu cắm sát vai đường.
- Nếu đường đã có hàng cây xanh trồng ở trên vai đường hoặc lề đường, cho phép cọc tiêu cắm ở sát mép hàng cây nhưng bảo đảm quan sát thấy rõ hàng cọc nhưng không được lấn vào phía tim đường làm thu hẹp phạm vi sử dụng của đường.
- Nếu ở vị trí theo quy định phải cắm cọc tiêu đã có tường bảo vệ hoặc rào chắn cao trên 0,40 m thì không phải cắm cọc tiêu.
- Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho xe khi đi ra sát hàng cọc tiêu và không có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu.
- Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc nêu ở khoản 59.1 Điều này thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn.
- Cọc tiêu phải cắm thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong, với khoảng cách giữa các cọc thực hiện theo quy định.
Việc cắm cọc tiêu phân làn giao thông không đúng ngược lại có thể gây nên những tai nạn và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và người tham gia các công trình xây dựng. Vì vậy cần nắm rõ về cọc tiêu để có thể sử dụng đúng theo mục đích yêu cầu, đảm bảo an toàn cho mọi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét