Gờ giảm tốc - là một trong những thiết bị giúp người tham gia giao thông đảm bảo tốc độ an toàn giao thông đường bộ nhưng vô tình lại trở thành nguyên nhân gây nhiều tai nạn đáng tiếc. Vậy, câu hỏi đặt ra, thực sự gờ giảm tốc có lợi hay có hại?
1. Tìm hiểu chức năng của gờ giảm tốc
Gờ giảm tốc độ là một vật dụng cần thiết trong những khu vực giao thông cao độ và đặc biệt là để làm chậm dòng chảy của giao thông. Gờ giảm tốc đặc biệt hữu ích để làm chậm lưu lượng bên ngoài trường học, trung tâm mua sắm, bệnh viện,...những nơi có mật độ giao thông dày để đảm bảo xe chạy chậm lại xuống đến một tốc độ an toàn cho người đi bộ băng qua đường.
Thực tế, gờ giảm tốc được lắp ở vị trí nào, kích thước lớn nhỏ, khác nhau ở mỗi điểm ra sao đều được quy định rất rõ ràng, hợp lý trong các quyết định liên quan của Bộ GTVT. Thậm chí màu sơn phải dễ nhìn (trắng, vàng), có phản quang và khoảng cách giữa các gờ cũng được quy định rõ. Ngành giao thông đã nghiên cứu để chắc chắn người đi đường luôn dễ dàng nhận biết từ xa để kịp thời giảm tốc độ.
2. Vị trí lắp đặt Gờ Giảm Tốc
- Giao lộ giao thông đường quốc lộ
- Trạm thu phí giao thông.
- Bãi đỗ xe thông minh.
- Bãi đỗ xe trên cao.
- Tầng hầm trung cư.
- Khu công nghiệp.
- Khu dân cư nhiều xe qua lại.
3. Ưu điểm của gờ giảm tốc
- Giúp giảm tốc độ phương tiện hiệu quả. Nhưng không gây khó khăn và ức chế cho người tham gia giao thông. Gờ giảm tốc được làm từ cao su lên có độ đàn hồi cao; phương tiện đi lại không bị sóc, ít gây mòn lốp xe.
- Độ bền cao, không han gỉ, chịu được thời tiết nắng mưa trong thời gian dài. Tỉ lệ hao mòn thấp do đó lâu phải thay mới.
- Nhiều mẫu mã đa dạng, trọng lượn thấp dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.
4. Phân loại Gờ Giảm Tốc
* Căn cứ vào chất liệu có các loại:
- Gờ giảm tốc cao su: Có ưu điểm là tính đàn hồi tốt, dễ dàn lắp đặt và thao lắp di chuyển vị trí, giá thành phải chăng nhược điểm là tuổi thọ thấp.
- Gờ giảm tốc thép đúc: Có ưu điểm là chịu trọng tải lớn, tuổi thọ lớn, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ.
- Gờ giảm tốc sơn dẻo nhiệt: Có ưu điểm thi công nhanh gọn, giá thành rẻ nhất, nhược điểm là tính hiệu quả thấp chỉ mang tính cảnh báo.
- Gờ giảm tốc bê tông Asphalt: Ưu điểm là chịu tải lớn có nhược điểm khó thi công, khó thay đổi hoặc dỡ bỏ.
* Căn cứ vào mục đích sử dụng:
- Gờ gảm tốc xe máy: Là loại gờ giảm tốc dành cho đoạn đường đa phần phương tiện lưu thông là xe máy, loại gờ giảm tốc này nhỏ ( kích thước thông thường cao 10/15/20 * rộng 100* dài 500 mm) đồng thời chịu trọng tải chỉ khoảng 3-10 tấn.
-Gờ tốc ô tô: Là loại gờ giảm tốc dùng cho các loại ô tô trọng tải nhỏ đến trung bình thông thường trọng tải cả xe từ 25 tấn trở xuống, với đối tượng này thông thường sử dụng gờ giảm tốc cao su hoặc thép đúc tùy nhu cầu của khách hàng.
-Gờ giảm tốc siêu trọng: Là loại gờ giảm tốc dành riêng cho xe Container,xe siêu trường, siêu trọng, xe bồn bê tông….Với đối tượng này nên sử dụng Gờ giảm tốc thép đúc – đây là loại gờ giảm tốc có khả năng chịu được lực tác động lớn từ mọi phía
-Gờ chia khu vực: Sử dụng chủ yếu trong kho xưởng , với đặc thù xưởng sản xuất thường có xe nâng nên lối đi lại của người đi bô, của xe nâng rồi các khu vực riêng thông thường được sơn phân cách bằng sơn Epoxy phản quang…nhưng đôi khi không tránh khỏi những va chạm giữa xe nâng và người đi bộ, xe nâng với máy móc thiết bị để tránh tình trang này Suntech đã đưa ra giải pháp sử dụng Gờ Chia Khu Vực để khoanh vùng hoạt động của xe nâng, của người đi bộ - khi xe nâng chạm vào Gờ Chia Khu Vực sẽ bị cản và là tín hiệu để điều chỉnh hướng đi tránh va chạm.
Nếu bạn đang muốn lắp đặt gờ giảm tốc cho đơn vị của mình hay đơn giản là lắp vài làn gờ giảm tốc độ tại bãi đỗ xe, vị trí xuống tầng hầm trong gia đình cần chú ý
* Chất liệu gờ
Đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng trước khi mua gờ đó là chất liệu của go giam tốc. HIện tại gờ giảm tốc độ được sản xuất từ 3 nguyên liệu chính là:
Cao su: Toàn bộ gờ đều là cao su và có 2 màu đen vàng, ưu điểm loại gờ này là xe cộ đi qua có độ giảm sóc tốt, không gây tiếng ồn khi các xe lớn chạy qua. Thân gờ có vân chống trơn trượt. Nhưng nhược điểm của loại gờ này là nếu cao su giá rẻ sẽ dễ bị bở, dễ vỡ nát nếu không đủ sức chịu trọng tải.
Nhựa: Gờ bằng nhựa tưởng như sẽ có độ bền kém hơn bằng cao su nhưng chất lượng nhựa cũng có rất nhiều loại và chịu trọng tải lên tới 50 Tấn, đảm bảo độ chịu lực và yêu cầu của các vị trí lắp đặt như đường có nhiều xe tải
Thép : Thông thường chỉ các đơn vị có nhiều xe trọng tải lớn như khu công nghiệp, các đơn vị vận tải sử dụng vì độ chịu lực lên tới 200 tấn, nhưng vì giá thành cao và không có độ đàn hồi như các loại gờ cao su nên gờ giảm tốc thép đúc ít được sử dụng rộng rãi.
* Khả năng chịu lực của gờ
khả năng chịu lực của gờ cũng vô cùng quan trọng khi lựa chọn vì độ chịu lực của gờ sẽ liên quan trực tiếp tới độ bền của sản phẩm. Vì thế quý khách nên nói rõ các vị trí lắp đặt gờ, các xe thường xuyên qua lại để nhân viên tư vấn đưa ra giải pháp hợp lý nhất.
Gờ giảm tốc hình tăm: Gờ hình tăm thường được sử dụng để lắp cho các khu vực có xe đạp, xe máy qua lại thường xuyên vì gờ chịu lực thấp, bề mặt nhỏ, độ sóc ít.
Gờ giảm tốc kích thước từ 1000x350x50 mm hoặc các đoạn ngắn hơn nhưng có kích thước bề rộng từ 350 x 50 thường được sử dụng để lắp đặt tại các vị trí kiểm soát xe máy, các cổng cửa nhà hàng, khách sạn, các vị trí xe oto con hoặc xe trọng tải vừa phải đi qua….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét