Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Gờ giảm tốc cao su khác gờ giảm tốc bê tông thế nào

Chúng ta đều biết đến vai trò của gờ giảm tốc đó là là thiết bị “cưỡng chế” các phương tiện tham gia giao thông giảm tốc độ ở một số đoạn đường nhất định. Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất 2 dòng gờ giảm tốc đó là gờ giảm tốc bằng cao su và gờ giảm tốc bê tông. TTZ sẽ so sánh cụ thể những đặc điểm cụ thể của 2 loại gờ giảm tốc trên để giúp quý khách hàng và người đọc hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này.





1. Chất liệu sản xuất

- Gờ giảm tốc cao su: Được làm từ cao su EPDM (Ethylene propylene), đây là loại cao su có độ đàn hồi cao vì có thành phần chính được tổng hợp từ ethylene với các monome propylene.

Gờ giảm tốc bê tông: Được xây từ loại vật liệu xây dựng phổ biến: bê tông. Trên cùng được quét một lớp sơn màu trắng hoặc màu vàng.

2. Vị trí sử dụng

- Gờ giảm tốc cao su: Sử dụng tại các bãi đỗ xe của các khu đô thị, khu chung cư; cổng ra vào các tòa nhà, trung tâm thương mại, cơ quan hành chính…

Gờ giảm tốc bê tông: Độ phổ biến cao hơn gờ giảm tốc cao su vì được xây nhiều ở các đoạn đường giao nhau, khúc cua nguy hiểm, gần trụ đèn giao thông… 

3. Ưu điểm

- Gờ giảm tốc cao su:: Độ đàn hồi cao vì vậy có thể liên tục chịu được sức ép lớn.+ Bề mặt gờ có thiết kế nhiều đường rãnh nhỏ chống trơn trượt cho các phương tiện, nhất là khi trời mưa.
+ Vì làm từ cao su nên khi các phương tiện va chạm với gờ cao su sẽ không gây ra tiếng động quá lớn và giảm rung lắc với địa hình.
+ Với các phương tiện giao thông, gờ giảm tốc cao su cũng ít gây hại với bánh xe vì độ ma sát đã được giảm thấp.
+ Gờ giảm tốc cao su có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng từ -32 – 65 độ C. Như vậy tuổi thọ của sản phẩm rất cao. 
+ Dễ thi công gờ giảm tốc cao su trên mọi đoạn đường khác nhau vì chỉ cần bắt vít cố định với mặt đường.
+ Khi cần di dời hoặc bảo trì gờ giảm tốc cũng dễ thực hiện. 
+ Gờ giảm tốc cao su được sơn 2 màu đen vàng xen kẽ để các phương tiện dễ nhận biết kể cả khi trời tối.
+ Thiết kế có tính thẩm mỹ - đem lại sự văn minh, lịch sự cho các đoạn đường lắp đặt chúng.

- Gờ giảm tốc bằng bê tông có giá rẻ do vật liệu rẻ hơn và thi công không yêu cầu kỹ thuật cao.+ Là phương án tối ưu khi cần xây nhiều gờ giảm tốc tại các địa điểm công cộng.
+ Ở các vị trí dành cho người đi bộ sang đường thường gờ giảm tốc bê tông sẽ thích hợp hơn gờ giảm tốc cao su
+ Chiều cao của gờ có thể dao động nhiều theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đặc thù địa hình quãng đường đó.
+ Thích hợp với những đoạn đường gần các khu xây dựng vì có nhiều xe trọng tải nặng đi qua.

4. Nhược điểm

- Gờ giảm tốc cao su: Gờ giảm tốc cao su có giá thành cao hơn nhiều so với gờ giảm tốc bê tông, riêng yếu tố kỹ thuật viên lắp đặt gờ giảm tốc cũng yêu cầu cao về trình độ thi công, sự chuyên nghiệp.
+ Sẽ tốn thời gian hơn so với việc xây gờ giảm tốc bê tông vì bên cung cấp dịch vụ phải tiến hành khảo sát vị trí lắp đặt để đưa ra phương án tối ưu nhất.
+ Mặc dù có độ đàn hồi cao tuy nhiên với một số đoạn đường có nhiều xe trọng tải nặng như công-ten-nơ, xe ben… thì gờ giảm tốc cao su vẫn có thể bị dập vỡ.

Gờ giảm tốc bê tông: Vì đặc thù chất liệu xây dựng nên gờ bê tông gây ra tiếng ồn và rung chấn lớn khi các phương tiện đi qua.
+ Không thể di dời gờ bê tông bằng cách thông thường, mà phải tiến hành đập bỏ gây mất mỹ quan giao thông đô thị.

Như vậy tùy thuộc vào các đoạn đường khác nhau chúng ta vẫn phải sử dụng loại gờ giảm tốc phù hợp với nó. Với đường giao thông công cộng thì gờ giảm tốc bê tông được sử dụng phổ biến hơn. Trong khi đó tại các khu đô thị, khu chung cư, tòa nhà hành chính, trường đại học, bệnh viện, bãi giữ xe thông minh… thì hệ thống gờ giảm tốc cao su là sản phẩm phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét