Theo định nghĩa trong Luật giao thông đường bộ 2008, dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
Theo Điểm 85.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được dùng để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.
Phân loại dải phân cách: trong giao thông đường bộ dải phân cách có hai loại là dải phân cách cố định và dải phân cách di động.
Dải phân cách cố định là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau:
- Dải phân cách dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng), có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;
- Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;
- Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m - 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và phải được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này.
Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m - 0,8 m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Ø40 - Ø50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.
Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí lắp đặt của dải phân cách, ta có phân loại chúng như sau:
- Dải phân cách giữa là dải phân cách đặt ở tim đường và sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy.
- Dải phân cách bên là dải phân cách sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên hoặc phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông.
Điều kiện đặt dải phân cách cố định và di động trong giao thông đường bộ:
- Dải phân cách cố định nên sử dụng khi đường có từ 4 làn xe trở lên để phân làn đường đi theo hai hướng riêng biệt.
- Dải phân cách di động chỉ dùng ở những nơi mặt đường chỉ đủ 2 hay 3 làn xe, cần chia tạm thời hai chiều hoặc hai làn xe riêng biệt.
Xem thêm: gương cầu lồi hàn quốc / đèn cảnh báo giao thông năng lượng mặt trời / tiêu phản quang mũi tên / tieu phan quang mui ten / cọc trụ đàn hồi / cọc trụ / cọc tiêu hình trụ / coc tieu hinh tru / cọc tiêu phân làn / coc tieu phan lan / coc tieu phan lan giao thong / rào chắn phân làn ba thanh / gương cầu lồi hàn quốc / cọc chóp / cọc trụ dẻo / rào chắn phân làn ba thanh / thiet bi an toan giao thong/ thiet bi an toan giao thong duong bo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét