Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Cọc tiêu giao thông được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực

Cọc tiêu giao thông là trang thiết bị được thiết kế bởi nhựa cao su dẻo, đối với xe húc vào thì cọc tiêu sẽ ảnh hưởng gập lại, & tiếp theo sẽ quay về hình dạng thuở đầu.

Các tuyến phố nội thị và những tuyến phố quốc lộ thường được đặt các dải phân cách để phân chia làn đường. Cọc tiêu giao thông không chỉ dùng để phân làn giao thông đường bộ mà nó còn được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác




1.Cọc tiêu trở thành cọc công trình

Đối với các công trình đang thi công, thường xuyên có người qua lại, việc cách ly công trường với người qua lại là rất quan trọng, đảm bảo sự an toàn cũng như tiến độ thi công của công trình.
Cọc được sử dụng bao quanh công trình, có thể dùng dây, hoặc gậy để nối giữa các cọc tiêu với nhau để đảm bảo an toàn.


2. Cọc tiêu sử dụng cho các cuộc thi sát hạch ô tô xe máy

Sử dụng cọc tiêu như một tuyến đường giới hạn mà người tham gia phải vượt qua. Cọc tiêu nhựa hoặc cọc tiêu sao su được sử dụng phổ biến.

3. Cọc tiêu sử dụng cho sân bay

Cọc tiêu sử dụng cho sân bay phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, chắn chắn. Cọc tiêu được sử dụng cho sân bay giúp máy bay nhận biết được đường bay, đường hạ cánh từ xa, do màu sắc nổi bật của cọc tiêu giao thông phản quang ngay cả trong bóng tối.

4. Cọc tiêu sử dụng cho tầng hầm các toàn nhà trung tâm thương mại

Phân làn giao thông trong tầm hầm để xe là mục đích chính khi sử dụng cọc tiêu giao thông. Giao thông trong tầng hầm để xe cũng rất phức tạp, nếu không được trang bị đầy đủ các thiết bị như: gương cầu lồi, gờ giảm tốc, sơn phản quang, ốp tường phản quang

5. Sử dụng cọc tiêu cho các sự kiện

Trong các sự kiện lớn, cọc tiêu là 1 phần không thể thiểu.

Như vậy, trong thực tế cọc tiêu phân làn giao thông ngoài tác dụng phân làn giao thông đường bộ còn được ứng dụng rất nhiều.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Các lưu ý khi lắp đặt ốp góc côt

Các lưu ý khi lắp đặt ốp góc côt

Ốp góc cột ngày càng được nhiều công trình, bãi đỗ xe gia đình, các khu công viên, hầm đường bộ trọng dụng vì công năng hữu ích của ốp góc cột. Nhờ nó mà tăng tính an toàn cho xe và hạ tầng tầng hầm đươc đảm bảo hơn, đảm bảo cho không gian bãi đỗ xe luôn chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn. Vậy để lắp ốp góc côt cần lưu ý những gì?


1. Chọn ốp góc cột phù hợp với không gian sử dụng

Nguyên tắc là chon ốp góc cột nên chọn loại phù hợp với từng vị trí lắp, từng mẫu sơn trên thân cột để lựa chọn. Thông thường đa số các đơn vị thường lắp ốp cột rồi bắt đầu tiến hành thi công sơn sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp.

2. Lựa chọn chất liệu nào cho ốp

Nên chọn ốp góc cột chất liệu nhựa hay cao su?

Chất liệu cao su sẽ đảm bảo độ đàn hồi và tuổi thọ của ốp cao hơn so với ốp nhựa, thế nhưng ngày nay với công nghệ tiên tiến gờ nhựa vẫn là sự lựa chọn số 1 của nhiều công trình vì giá thành và mẫu mã cùng độ bền tương đương với gờ giảm tốc bằng cao su.

3. Độ phản quang

Độ phản quang của các loại ốp tương tự nhau vì cùng sử dụng decal phản quang màu vàng, màu sắc decal tươi sáng dễ dàng nhận biết và đảm bảo phản quang mạnh mẽ trong đệm 

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

Phụ nữ Kim Thành - Hải Dương chung tay bảo đảm ATGT cho trẻ em

Thông qua thành lập các mô hình bảo đảm an toàn giao thông, các cấp Hội Phụ nữ huyện Kim Thành - Hải Dương đã chung tay tạo môi trường an toàn cho trẻ em.


Sau hơn 6 năm thành lập, mô hình "Vận động gia đình đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ khi tham gia giao thông" của Hội Phụ nữ thị trấn Phú Thái ngày càng được mở rộng và mang lại hiệu quả rõ nét.

Trước đây, nhiều người cho rằng người lớn cần đội MBH khi tham gia giao thông, còn trẻ em thì không nên chưa có thói quen đội MBH cho trẻ.

Nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn từ thực trạng này, Hội Phụ nữ thị trấn Phú Thái đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND thị trấn thành lập mô hình để tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân thay đổi suy nghĩ, đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông.

Ngày mới thành lập, mô hình chỉ có 16 thành viên là ban chủ nhiệm và tình nguyện viên. Ban chủ nhiệm phân công mỗi thành viên phụ trách từng khu dân cư rà soát, lập danh sách các hộ gia đình có con từ 6-16 tuổi để tới nhà vận động, tuyên truyền. Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ phụ nữ, Ban chủ nhiệm mô hình đều lồng ghép để tuyên truyền.

Hội Phụ nữ thị trấn chủ động phối hợp Ban An toàn giao thông (ATGT) thị trấn và các nhà trường trên địa bàn tổ chức các buổi học ngoại khóa tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh. Ngày mới thành lập, mô hình gặp nhiều khó khăn như một số hộ chưa tán thành, chưa phối hợp với tổ tuyên truyền; có người cho rằng đội MBH ảnh hưởng không tốt tới đốt sống cổ của trẻ... Nhờ kiên trì thuyết phục, vận động, đến nay, mô hình đã thu hút 915 thành viên tham gia. 100% số thành viên hằng năm đều ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, thực hiện nghiêm đội MBH đúng quy cách và tiêu chuẩn.

Cứ dịp khai giảng năm học mới hoặc hưởng ứng Tháng ATGT, chị Trần Thị Hương, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cộng Hòa lại tham gia các buổi nói chuyện tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho các em học sinh trong xã. Nội dung các bài nói chuyện của chị Hương xoay quanh các quy định của pháp luật được cụ thể hóa bằng những câu chuyện an toàn giao thông đường bộ, những mẩu chuyện vui chị sưu tầm được qua sách báo, mạng xã hội. Các buổi trò chuyện đều có sự tương tác với học sinh bằng những câu hỏi dễ hiểu, gần gũi. Có nhiều câu hỏi ở dạng tình huống để các em học sinh tự tìm cách trả lời.

"Do vị trí xã nằm ngay đường 5, nhiều học sinh phải đi qua quốc lộ mới tới trường nên các em rất cần kiến thức, kỹ năng để tự bảo đảm an toàn cho mình. Hội Phụ nữ xã đã phối hợp với Ban Giám hiệu các trường tổ chức các buổi học ngoại khóa để giúp các em hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông", chị Hương chia sẻ.

Là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, mật độ người tham gia giao thông đông nên Hội Phụ nữ huyện Kim Thành đã sớm nhận thức được vai trò của phụ nữ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Các cấp hội phụ nữ huyện đã xây dựng nhiều mô hình, đảm nhận các phần việc tại cơ sở như "Phụ nữ với công tác bảo đảm an ninh trật tự, ATGT", tuyến đường phụ nữ tự quản, hưởng ứng phong trào "Toàn dân tham gia tự quản, bảo đảm trật tự giao thông"...

Các cấp hội phụ nữ huyện còn lồng ghép thực hiện phong trào với cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" với tiêu chí "gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật"...

Hội Phụ nữ các xã, thị trấn phối hợp cùng các nhà trường tuyên truyền cha mẹ học sinh chung tay xây dựng “Cổng trường an toàn”…

Chị Phạm Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện cho biết: “Thông qua việc tuyên truyền, xây dựng các mô hình giúp các hội viên nhận thức rõ hơn những nguy cơ tiềm ẩn khi tham gia giao thông, nhất là với trẻ nhỏ. Nhờ vậy, ý thức tham gia thông nói chung, ý thức bảo vệ con em mình trước hiểm họa tai nạn giao thông của nhiều chị em đã được nâng lên. Từ thay đổi suy nghĩ, thói quen sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn huyện”.

Trong thời gian tới, Hội Phụ nữ huyện tiếp tục chỉ đạo cơ sở hội duy trì và thành lập các mô hình bảo đảm ATGT nói chung, đặc biệt các mô hình bảo đảm ATGT cho trẻ em; vận động cán bộ, hội viên nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chấp hành Luật Giao thông đường bộ.  
Nguồn: báo Hải Dương

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Đinh phản quang "mắt mèo" ở TP Hồ Chí Minh hư hỏng, không ai sửa chữa

Tại TP.HCM có nhiều tuyến đường sử dụng đinh phản quang "mắt mèo" bị hư hỏng khá lâu nhưng không ai sửa.

Ngày 21/9, phóng viên đi thực tế trên một số tuyến đường tại TP.HCM có gắn đinh phản quang "mắt mèo". Đây là loại đinh được gắn giữa đường, giáp vị trí dải phân cách làn đường ô tô và xe máy. Nhiều vị trí các đinh phản quang này bị hư hỏng thời gian khá lâu nhưng không có cơ quan nào sửa chữa, khắc phục.

Trên đường Trường Sơn, đoạn từ công viên Hoàng Văn Thụ vào sân bay Tân Sơn Nhất, hầu hết các vị trí đinh phản quang "mắt mèo" này đã bị bể, hỏng hóc. Những vị trí đinh bị tróc lên, tạo thành các hố lõm xuống mặt đường. Ngoài đường Trường Sơn, đinh phản quang "mắt mèo" cũng được gắn tại nhiều tuyến đường khác như: Cộng Hòa, Phan Đình Giót...

Chức năng của những viên đinh phản quang này là tạo ra phản quang khi có ánh sáng đèn xe chiếu vào ban đêm. Từ đó người đi đường có thể thấy được làn đường phân cách, đi đúng làn đường quy định. Thế nhưng, việc gắn các viên đinh phản quang này xuống mặt đường, liên tục bị các phương tiện lưu thông cán qua, nhiều viên bị bể, hư hỏng. Lúc này tác dụng phản quang của các viên đinh này không còn nữa.

Theo các chuyên gia, việc chậm khắc phục sửa chữa những vị trí hư hỏng có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, các hố lõm này bị ảnh hưởng của phương tiện vận tải sẽ làm nhanh hư hại mặt đường.

Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Sở GTVT TP.HCM cho biết, một số tuyến đường trục chính như đường Cộng Hòa, Phan Đình Giót, Trường Sơn có lắp đặt đinh phản quang. Những đinh này được lắp trên vạch sơn phân làn đường với mục đích tăng cường phản quang vào ban đêm và hạn chế các phương tiện lấn trái chiều lưu thông.

Mặt khác, đây là những tuyến đường trọng điểm, lưu lượng xe ra vào sân bay rất lớn, cần thiết phải có loại báo hiệu giao thông này để đảm bảo an giao toàn thông. Riêng đối với các tuyến đường trong khu vực nội đô thành phố không bắt buộc phải lắp đinh phản quang này.


Nhiều viên phản quang bị bong tạo thành lỗ trống trên đường Trường Sơn.

Theo Trung tâm, các viên phản quang này được lắp đặt trong các dự án mở rộng nâng cấp các tuyến đường ra vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất vào năm 2016. Kinh phí để đầu tư loại này là khoảng 250.000đ/viên, không phải tuyến đường nào cũng có thể lắp.

Vì sao nhiều điểm bị hư hỏng khá lâu nhưng không ai sửa? "Chúng tôi đang chờ nguồn vốn duy tu để có kế hoạch sửa chữa vào đầu quý IV năm nay", vị đại diện Trung tâm nói.

Cũng theo đơn vị này, vật liệu đinh phản quang chủ yếu được nhập khẩu từ các nước lân cận, do đó việc lắp đặt, thay thế được thực hiện khi nguồn kinh phí đầu tư cải tạo sửa chữa đường bộ được bố trí. Thời gian khai thác của đinh phản quang thông thường từ 1 đến 2 năm (tùy theo mật độ lưu thông, tính chất lưu thông của từng loại đường).
Nguồn:ATGT.VN

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Nguyên tắc an toàn giao thông trẻ cần biết

Ý nghĩ con băng qua đường một mình khiến cha mẹ sợ hãi vì không thể tiên đoán những hành động liều lĩnh, bất cẩn của trẻ.

Để giảm thiểu những rủi ro cho con, cha mẹ cần dạy con 12 nguyên tắc an toàn giao thông sau đây: 

1. Khi sang đường, phải nhìn cả hai phía

Nguyên tắc đầu tiên bạn nên dặn con là không được phép qua đường khi không có sự giám sát của người lớn. Khi con lớn hơn và phải tự ra đường một mình, bạn hãy nhắc nhở quan trọng nhất là phải quan sát.

Trước khi sang đường, trẻ phải dừng lại, nhìn cả trái, phải, nhìn hai làn đường và không vội vã băng qua. Bạn có thể để con thực hành bằng cách sang đường cùng nhưng không nắm tay hoặc làm gương cho con từ nhỏ.

2. Đọc và nắm rõ biển báo an toàn giao thông đường bộ

Trẻ có khả năng ghi nhớ bằng hình ảnh rất nhanh nên đây là cơ hội dạy trẻ về các loại biển báo giao thông đường bộ. Khi đi cùng con, bạn hãy dạy con quan sát biển báo, giải thích ý nghĩa của từng biển báo và thực hành theo.

Ví dụ, tín hiệu đầu tiên và quan trọng nhất cần nắm là đèn giao thông, bạn nên giải thích sự khác nhau của ba màu trên cột đèn. Tiếp đó, hãy dành thời gian hướng dẫn con về biển báo dành cho người đi bộ.

3. Giữ tập trung

Việc tập trung trong thời gian dài có thể khó khăn với trẻ vì vẫn còn nhỏ và ham chơi, nhưng giữ tập trung khi đi trên đường là bắt buộc. Các em cần được dạy chú ý đến mọi thứ xung quanh khi đi ngoài đường, phản ứng nhanh nhạy với các tình huống.

Một thói quen dẫn đến tai nạn giao thông là sử dụng thiết bị công nghệ. Vì vậy, hãy đảm bảo con bạn sẽ không sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông, kể cả việc nghe nhạc khi đi trên đường cũng không nên thực hiện.

4. Không chạy trên đường phố

Trẻ em chưa phân biệt được sân chơi an toàn và những địa điểm khác nên dễ gặp rủi ro khi đi trên đường phố, vỉa hè. Bạn hãy nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, đùa nghịch ở ngoài đường, lối ra, vào hầm gửi xe hoặc khi băng qua đường.

Đôi khi bạn nên lấy ví dụ về các sự cố để chứng minh vì nguyên tắc này thường bị trẻ phớt lờ.

5. Đi bộ trên vỉa hè

Giao thông ở nhiều quốc gia rất hỗn độn, đặc biệt nơi có nhiều xe máy. Hãy giữ trẻ tránh xa làn đường và chỉ ra rằng vỉa hè hoặc lối đi bộ mới được phép sử dụng. Quy tắc này phải được áp dụng nhất quán, ngay cả khi lòng đường trống, phụ huynh cũng không được để trẻ đi dưới lòng đường.

6. Chỉ qua đường tại vạch dành cho người đi bộ

Trẻ em (và cả người lớn) không nên tự do sang đường ở mọi vị trí mà phải đi vào vạch dành cho người đi bộ băng qua đường. Các phương tiện giao thông khác sẽ phải chú ý khi đến gần vạch này nên trẻ qua đường tại đây sẽ an toàn hơn.

Trong khu vực không có vạch kẻ dành cho người đi bộ, hãy dặn trẻ lặp lại nguyên tắc "nhìn cả hai phía".



7. Tránh các điểm mù

Phụ huynh nên dạy trẻ không bao giờ băng qua khúc cua hay giữa những chiếc xe đang đỗ và giúp con xác định điểm mù khi băng qua đường hoặc khi sử dụng phương tiện giao thông.

Tại các khúc cua, ôtô, xe máy đôi khi không bấm còi và người đi bộ hoàn toàn không biết về bất kỳ phương tiện nào sắp tới vì đó là điểm mù. Tương tự, ôtô đang đỗ có thể ngăn trẻ có cái nhìn toàn cảnh về không gian xung quanh và gặp rủi ro.

8. Đảm bảo an toàn khi đi xe đạp

Trẻ em thích sử dụng xe đạp và người lớn khó có thể kiểm soát thường xuyên. Vì vậy, phụ huynh hãy nhắc nhở trẻ ghi nhớ một số nguyên tắc khi đi xe đạp.

Đội mũ bảo hiểm: Chúng ta thường chỉ quan tâm những người lái xe máy có sử dụng mũ bảo hiểm hay không mà quên mất rằng đi xe đạp cũng nên sử dụng mũ bảo hiểm. Thống kê chỉ ra rằng phụ kiện đơn giản này có thể giảm tới 70% nguy cơ chấn thương đầu. Hãy chắc chắn rằng con bạn luôn đội mũ bảo hiểm chất lượng cao mỗi khi đi xe đạp.

Bảo dưỡng xe đạp: Lốp xe bị xẹp và phanh bị hỏng có thể dẫn đến mất kiểm soát, gây mất an toàn cho trẻ. Phụ huynh nên giúp trẻ kiểm tra tình trạng của xe thường xuyên.

Sử dụng đèn xe: Khi ánh sáng thay đổi hoặc trời tối, phụ huynh nên nhắc trẻ sử dụng đèn xe để bảo vệ tầm nhìn và giúp các phương tiện khác nhận ra. Ngoài ra, khi trẻ ra ngoài ban đêm, hãy dặn con mặc trang phục sáng màu, phản quang.

Lái xe trong khu vực an toàn: Trẻ em không nên đi xe tại các con đường lớn, đông đúc phương tiện giao thông, tránh đi xe khi đường ướt hoặc trơn.

9. Quy tắc trong ôtô

Trẻ em khó có thể ngồi yên trên ôtô, điều này có thể dẫn đến những chấn thương không đáng có nên phụ huynh hãy đặt ra quy tắc.

Luôn thắt dây an toàn: Đây là thói quen cần được duy trì ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ em có nguy cơ bị té ngã vì hay nghịch ngợm, di chuyển trong xe.

Không thò người ra ngoài khi ôtô đang chạy: Trong thực tế, có rất nhiều sự cố dẫn đến chấn thương đầu hoặc cánh tay do trẻ thò tay, đầu ra ngoài cửa sổ khi xe đang chạy. Vì vậy, phụ huynh hãy luôn nhắc nhở trẻ không thực hiện hành vi nguy hiểm này.

Xuống xe: Hành động nên được dạy cả trong ôtô lẫn các phương tiện khác. Khi trẻ xuống xe, cửa xe mở có thể khiến trẻ khó chú ý xung quanh. Trước khi trẻ xuống xe, bạn hãy nhắc con quan sát xung quanh, xuống hướng về phía vỉa hè đi bộ hoặc phía tránh xa giao thông.

Không để trẻ ở trong ôtô một mình: Bạn có thể nhớ rõ nguyên tắc này nhưng hãy đảm bảo con cũng vậy vì nhiều đứa trẻ thường lựa chọn ôtô là điểm chơi trốn tìm.

10. An toàn trên xe bus

Phụ huynh hãy nhắc nhở trẻ không đứng gần cửa, không chạy nhảy khi xe bus đang di chuyển. Nếu không có chỗ ngồi, trẻ hãy bám lấy cột, tay vịn và giữ trật tự trên xe bus.

11. An toàn xung quanh nơi ở

Một khía cạnh quan trọng khác của an toàn giao thông là nhận thức trong không gian quen thuộc. Chỗ để xe của các tòa nhà chung cư, đường hầm vào nhà để xe có thể là nơi trẻ thường vui chơi, trong khi những chỗ này không hề an toàn. Phụ huynh nên dặn con tránh xa những chỗ nguy hiểm, nhiều phương tiện giao thông qua lại trong khu vực gần nhà.

12. Rèn luyện tính kiên nhẫn

Dù nắm vững những quy tắc phía trên nhưng với bản tính ham chơi, hiếu động, trẻ có thể dễ dàng quên ngay hoặc thực hiện các hành vi mất an toàn giao thông. Phụ huynh hãy dạy con cách kiên nhẫn, chờ đến lượt khi lên, xuống xe và khi tham gia giao thông.
Nguồn: vnexpress