Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật thi công gờ giảm tốc

 Gờ giảm tốc giúp giảm tai nạn giao thông

Trong số các thiết bị cảnh báo giao thông thì gờ giảm tốc cao su được đánh giá là sản phẩm tiện dụng, dễ lắp đặt và có độ bền cao. Theo số liệu thống kê của nhiều tỉnh thành thì số các vụ tai nạn giao thông đã giảm mạnh khi lắp đặt gờ giảm tốc cho các khu vực đặc thù.

Xem xét nguyên nhân gây tai nạn giao thông

Các cơ quan có thẩm quyền đã nói rất nhiều về vấn đề này, thậm chí có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông cũng như giải pháp hạn chế TNGT được tuyên truyền rộng rãi để người dân biết. Ở đây chúng tôi chỉ xin tóm tắt lại những nguyên nhân chính của phần lớn vụ TNGT.

+ Nguyên nhân chủ quan: Do ý thức của người điều khiển phương tiện quá kém, rất nhiều người không tôn trọng luật giao thông – vượt đèn đỏ, lấn làn, rẽ mà không xinhang, chưa kể đến việc sử dụng chất kích thích khi điều khiển xe và chạy quá tốc độ…

+ Nguyên nhân khách quan: Cở sở hạ tầng giao thông xuống cấp, quá nhỏ hẹp trong khi mật độ phương tiện quá lớn, bao gồm cả phương tiện thô sơ, xe mô tô và xe ô tô… sự bất hợp lý này đã gây nên những sự cố giao thông đáng tiếc. Bên cạnh đó việc không có đầy đủ các thiết bị cảnh báo an toàn giao thông cũng như những yếu kém trong điều hành/ quản lý giao thông của các đơn vị chức năng cũng góp phần làm gia tăng những sự cố giao thông đáng tiếc.



Vai trò của gờ giảm tốc trong việc điều tiết tốc độ các phương tiện

Gờ giảm tốc thuộc dòng thiết bị bảo đảm an toàn giao thông, cụ thể là nó giúp các phương tiện giảm tốc độ tại các cung đường nguy hiểm. Chúng ta có thể kể đến các đoạn đường giao nhau nhưng tầm nhìn bị hạn chế như đường lớn và ngõ nhỏ; tại cổng của những không gian công cộng như: trường học, bệnh viện, công viên…; Cổng ra vào các hệ thống bãi giữ xe thông minh.

Tại các đoạn đường giao nhau rất dễ xảy ra tai nạn vì các người lái xe chủ quan giữ tốc độ phương tiện nhanh, khi lắp đặt gờ giảm tốc cao su ở những vị trí này các phương tiện sẽ ý thức được nguy hiểm và hạn chế tốc độ. Còn tại cổng của những bệnh viện, trường học, siêu thị… là những nơi có đông người đi lại, kể cả người đi bộ lẫn các phương tiện giao thông. Việc xuất hiện gờ giảm tốc cũng sẽ giúp bảo vệ an toàn cho mọi người.

Những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật thi công gờ giảm tốc

Đã có nhiều trường hợp gờ giảm tốc không giúp giảm các sự cố giao thông mà thậm chí còn là nguyên nhân của các vụ tai nạn. Điều này là do việc xây gờ giảm tốc bằng bê tông không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, ví dụ như chiều cao của gờ vượt mức quy định gây nguy hiểm cho các phương tiện nhỏ như xe moto; hoặc không có biển báo cho người tham gia giao thông biết đoạn đường này có lắp gờ giảm tốc…
 
Việc lắp gờ giảm tốc cao su được xem là lựa chọn sáng suốt vì đây là sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về chất liệu sản xuất/ chiều cao/ chiều rộng…Bên cạnh đó gờ giảm tốc cao su cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, loại gờ nhỏ dành cho các đoạn đường chỉ có xe máy, xe máy tham gia giao thông. Còn loại gờ giảm tốc lớn thì thích hợp với đường cao tốc, quốc lộ hoặc dùng trong các khu công nghiệp/ khu xây dựng có nhiều xe tải trọng lớn đi qua.

Xem thêm: gương cầu lồi hàn quốc / đèn cảnh báo giao thông năng lượng mặt trời / tiêu phản quang mũi tên / tieu phan quang mui ten / cọc trụ đàn hồi / cọc trụ / cọc tiêu hình trụ / coc tieu hinh tru / cọc tiêu phân làn / coc tieu phan lan / coc tieu phan lan giao thong / cọc chóp

Gờ giảm tốc cao su khác gờ giảm tốc bê tông thế nào

Chúng ta đều biết đến vai trò của gờ giảm tốc đó là là thiết bị “cưỡng chế” các phương tiện tham gia giao thông giảm tốc độ ở một số đoạn đường nhất định. Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất 2 dòng gờ giảm tốc đó là gờ giảm tốc bằng cao su và gờ giảm tốc bê tông. TTZ sẽ so sánh cụ thể những đặc điểm cụ thể của 2 loại gờ giảm tốc trên để giúp quý khách hàng và người đọc hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này.





1. Chất liệu sản xuất

- Gờ giảm tốc cao su: Được làm từ cao su EPDM (Ethylene propylene), đây là loại cao su có độ đàn hồi cao vì có thành phần chính được tổng hợp từ ethylene với các monome propylene.

Gờ giảm tốc bê tông: Được xây từ loại vật liệu xây dựng phổ biến: bê tông. Trên cùng được quét một lớp sơn màu trắng hoặc màu vàng.

2. Vị trí sử dụng

- Gờ giảm tốc cao su: Sử dụng tại các bãi đỗ xe của các khu đô thị, khu chung cư; cổng ra vào các tòa nhà, trung tâm thương mại, cơ quan hành chính…

Gờ giảm tốc bê tông: Độ phổ biến cao hơn gờ giảm tốc cao su vì được xây nhiều ở các đoạn đường giao nhau, khúc cua nguy hiểm, gần trụ đèn giao thông… 

3. Ưu điểm

- Gờ giảm tốc cao su:: Độ đàn hồi cao vì vậy có thể liên tục chịu được sức ép lớn.+ Bề mặt gờ có thiết kế nhiều đường rãnh nhỏ chống trơn trượt cho các phương tiện, nhất là khi trời mưa.
+ Vì làm từ cao su nên khi các phương tiện va chạm với gờ cao su sẽ không gây ra tiếng động quá lớn và giảm rung lắc với địa hình.
+ Với các phương tiện giao thông, gờ giảm tốc cao su cũng ít gây hại với bánh xe vì độ ma sát đã được giảm thấp.
+ Gờ giảm tốc cao su có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng từ -32 – 65 độ C. Như vậy tuổi thọ của sản phẩm rất cao. 
+ Dễ thi công gờ giảm tốc cao su trên mọi đoạn đường khác nhau vì chỉ cần bắt vít cố định với mặt đường.
+ Khi cần di dời hoặc bảo trì gờ giảm tốc cũng dễ thực hiện. 
+ Gờ giảm tốc cao su được sơn 2 màu đen vàng xen kẽ để các phương tiện dễ nhận biết kể cả khi trời tối.
+ Thiết kế có tính thẩm mỹ - đem lại sự văn minh, lịch sự cho các đoạn đường lắp đặt chúng.

- Gờ giảm tốc bằng bê tông có giá rẻ do vật liệu rẻ hơn và thi công không yêu cầu kỹ thuật cao.+ Là phương án tối ưu khi cần xây nhiều gờ giảm tốc tại các địa điểm công cộng.
+ Ở các vị trí dành cho người đi bộ sang đường thường gờ giảm tốc bê tông sẽ thích hợp hơn gờ giảm tốc cao su
+ Chiều cao của gờ có thể dao động nhiều theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đặc thù địa hình quãng đường đó.
+ Thích hợp với những đoạn đường gần các khu xây dựng vì có nhiều xe trọng tải nặng đi qua.

4. Nhược điểm

- Gờ giảm tốc cao su: Gờ giảm tốc cao su có giá thành cao hơn nhiều so với gờ giảm tốc bê tông, riêng yếu tố kỹ thuật viên lắp đặt gờ giảm tốc cũng yêu cầu cao về trình độ thi công, sự chuyên nghiệp.
+ Sẽ tốn thời gian hơn so với việc xây gờ giảm tốc bê tông vì bên cung cấp dịch vụ phải tiến hành khảo sát vị trí lắp đặt để đưa ra phương án tối ưu nhất.
+ Mặc dù có độ đàn hồi cao tuy nhiên với một số đoạn đường có nhiều xe trọng tải nặng như công-ten-nơ, xe ben… thì gờ giảm tốc cao su vẫn có thể bị dập vỡ.

Gờ giảm tốc bê tông: Vì đặc thù chất liệu xây dựng nên gờ bê tông gây ra tiếng ồn và rung chấn lớn khi các phương tiện đi qua.
+ Không thể di dời gờ bê tông bằng cách thông thường, mà phải tiến hành đập bỏ gây mất mỹ quan giao thông đô thị.

Như vậy tùy thuộc vào các đoạn đường khác nhau chúng ta vẫn phải sử dụng loại gờ giảm tốc phù hợp với nó. Với đường giao thông công cộng thì gờ giảm tốc bê tông được sử dụng phổ biến hơn. Trong khi đó tại các khu đô thị, khu chung cư, tòa nhà hành chính, trường đại học, bệnh viện, bãi giữ xe thông minh… thì hệ thống gờ giảm tốc cao su là sản phẩm phù hợp.

Lựa chọn gờ giảm tốc thế nào

Gờ giảm tốc - là một trong những thiết bị giúp người tham gia giao thông đảm bảo tốc độ an toàn giao thông đường bộ nhưng vô tình lại trở thành nguyên nhân gây nhiều tai nạn đáng tiếc. Vậy, câu hỏi đặt ra, thực sự gờ giảm tốc có lợi hay có hại?

1. Tìm hiểu chức năng của gờ giảm tốc

Gờ giảm tốc độ là một vật dụng cần thiết trong những khu vực giao thông cao độ và đặc biệt là để làm chậm dòng chảy của giao thông. Gờ giảm tốc đặc biệt hữu ích để làm chậm lưu lượng bên ngoài trường học, trung tâm mua sắm, bệnh viện,...những nơi có mật độ giao thông dày để đảm bảo xe chạy chậm lại xuống đến một tốc độ an toàn cho người đi bộ băng qua đường.

Thực tế, gờ giảm tốc được lắp ở vị trí nào, kích thước lớn nhỏ, khác nhau ở mỗi điểm ra sao đều được quy định rất rõ ràng, hợp lý trong các quyết định liên quan của Bộ GTVT. Thậm chí màu sơn phải dễ nhìn (trắng, vàng), có phản quang và khoảng cách giữa các gờ cũng được quy định rõ. Ngành giao thông đã nghiên cứu để chắc chắn người đi đường luôn dễ dàng nhận biết từ xa để kịp thời giảm tốc độ.


2. Vị trí lắp đặt Gờ Giảm Tốc

- Giao lộ giao thông đường quốc lộ
- Trạm thu phí giao thông.
- Bãi đỗ xe thông minh.
- Bãi đỗ xe trên cao.
- Tầng hầm trung cư.
- Khu công nghiệp.
- Khu dân cư nhiều xe qua lại.

3. Ưu điểm của gờ giảm tốc

- Giúp giảm tốc độ phương tiện hiệu quả. Nhưng không gây khó khăn và ức chế cho người tham gia giao thông. Gờ giảm tốc được làm từ cao su lên có độ đàn hồi cao; phương tiện đi lại không bị sóc, ít gây mòn lốp xe.
- Độ bền cao, không han gỉ, chịu được thời tiết nắng mưa trong thời gian dài. Tỉ lệ hao mòn thấp do đó lâu phải thay mới.
- Nhiều mẫu mã đa dạng, trọng lượn thấp dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.

4. Phân loại Gờ Giảm Tốc

* Căn cứ vào chất liệu có các loại:
- Gờ giảm tốc cao su: Có ưu điểm là tính đàn hồi tốt, dễ dàn lắp đặt và thao lắp di chuyển vị trí, giá thành phải chăng nhược điểm là tuổi thọ thấp.
- Gờ giảm tốc thép đúc: Có ưu điểm là chịu trọng tải lớn, tuổi thọ lớn, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ.
- Gờ giảm tốc sơn dẻo nhiệt: Có ưu điểm thi công nhanh gọn, giá thành rẻ nhất, nhược điểm là tính hiệu quả thấp chỉ mang tính cảnh báo.
- Gờ giảm tốc bê tông Asphalt: Ưu điểm là chịu tải lớn có nhược điểm khó thi công, khó thay đổi hoặc dỡ bỏ.

* Căn cứ vào mục đích sử dụng:
- Gờ gảm tốc xe máy: Là loại gờ giảm tốc dành cho đoạn đường đa phần phương tiện lưu thông là xe máy, loại gờ giảm tốc này nhỏ ( kích thước thông thường cao 10/15/20 * rộng 100* dài 500 mm) đồng thời chịu trọng tải chỉ khoảng 3-10 tấn.
-Gờ tốc ô tô: Là loại gờ giảm tốc dùng cho các loại ô tô trọng tải nhỏ đến trung bình thông thường trọng tải cả xe từ 25 tấn trở xuống, với đối tượng này thông thường sử dụng gờ giảm tốc cao su hoặc thép đúc tùy nhu cầu của khách hàng.
-Gờ giảm tốc siêu trọng: Là loại gờ giảm tốc dành riêng cho xe Container,xe siêu trường, siêu trọng, xe bồn bê tông….Với đối tượng này nên sử dụng Gờ giảm tốc thép đúc – đây là loại gờ giảm tốc có khả năng chịu được lực tác động lớn từ mọi phía
-Gờ chia khu vực: Sử dụng chủ yếu trong kho xưởng , với đặc thù xưởng sản xuất thường có xe nâng nên lối đi lại của người đi bô, của xe nâng rồi các khu vực riêng thông thường được sơn phân cách bằng sơn Epoxy phản quang…nhưng đôi khi không tránh khỏi những va chạm giữa xe nâng và người đi bộ, xe nâng với máy móc thiết bị để tránh tình trang này Suntech đã đưa ra giải pháp sử dụng Gờ Chia Khu Vực để khoanh vùng hoạt động của xe nâng, của người đi bộ - khi xe nâng chạm vào Gờ Chia Khu Vực sẽ bị cản và là tín hiệu để điều chỉnh hướng đi tránh va chạm.

5. Lựa chọn gờ giảm tốc thể nào 

Nếu bạn đang muốn lắp đặt gờ giảm tốc cho đơn vị của mình hay đơn giản là lắp vài làn gờ giảm tốc độ tại bãi đỗ xe, vị trí xuống tầng hầm trong gia đình cần chú ý

* Chất liệu gờ

Đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng trước khi mua gờ đó là chất liệu của go giam tốc. HIện tại gờ giảm tốc độ được sản xuất từ 3 nguyên liệu chính là:
Cao su: Toàn bộ gờ đều là cao su và có 2 màu đen vàng, ưu điểm loại gờ này là xe cộ đi qua có độ giảm sóc tốt, không gây tiếng ồn khi các xe lớn chạy qua. Thân gờ có vân chống trơn trượt. Nhưng nhược điểm của loại gờ này là nếu cao su giá rẻ sẽ dễ bị bở, dễ vỡ nát nếu không đủ sức chịu trọng tải.
Nhựa: Gờ bằng nhựa tưởng như sẽ có độ bền kém hơn bằng cao su nhưng chất lượng nhựa cũng có rất nhiều loại và chịu trọng tải lên tới 50 Tấn, đảm bảo độ chịu lực và yêu cầu của các vị trí lắp đặt như đường có nhiều xe tải
Thép : Thông thường chỉ các đơn vị có nhiều xe trọng tải lớn như khu công nghiệp, các đơn vị vận tải sử dụng vì độ chịu lực lên tới 200 tấn, nhưng vì giá thành cao và không có độ đàn hồi như các loại gờ cao su nên gờ giảm tốc thép đúc ít được sử dụng rộng rãi.

* Khả năng chịu lực của gờ

khả năng chịu lực của gờ cũng vô cùng quan trọng khi lựa chọn vì độ chịu lực của gờ sẽ liên quan trực tiếp tới độ bền của sản phẩm. Vì thế quý khách nên nói rõ các vị trí lắp đặt gờ, các xe thường xuyên qua lại để nhân viên tư vấn đưa ra giải pháp hợp lý nhất.
Gờ giảm tốc hình tăm: Gờ hình tăm thường được sử dụng để lắp cho các khu vực có xe đạp, xe máy qua lại thường xuyên vì gờ chịu lực thấp, bề mặt nhỏ, độ sóc ít.
Gờ giảm tốc kích thước từ 1000x350x50 mm hoặc các đoạn ngắn hơn nhưng có kích thước bề rộng từ 350 x 50 thường được sử dụng để lắp đặt tại các vị trí kiểm soát xe máy, các cổng cửa nhà hàng, khách sạn, các vị trí xe oto con hoặc xe trọng tải vừa phải đi qua….


Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Cọc tiêu giao thông được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực

Cọc tiêu giao thông là trang thiết bị được thiết kế bởi nhựa cao su dẻo, đối với xe húc vào thì cọc tiêu sẽ ảnh hưởng gập lại, & tiếp theo sẽ quay về hình dạng thuở đầu.

Các tuyến phố nội thị và những tuyến phố quốc lộ thường được đặt các dải phân cách để phân chia làn đường. Cọc tiêu giao thông không chỉ dùng để phân làn giao thông đường bộ mà nó còn được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác




1.Cọc tiêu trở thành cọc công trình

Đối với các công trình đang thi công, thường xuyên có người qua lại, việc cách ly công trường với người qua lại là rất quan trọng, đảm bảo sự an toàn cũng như tiến độ thi công của công trình.
Cọc được sử dụng bao quanh công trình, có thể dùng dây, hoặc gậy để nối giữa các cọc tiêu với nhau để đảm bảo an toàn.


2. Cọc tiêu sử dụng cho các cuộc thi sát hạch ô tô xe máy

Sử dụng cọc tiêu như một tuyến đường giới hạn mà người tham gia phải vượt qua. Cọc tiêu nhựa hoặc cọc tiêu sao su được sử dụng phổ biến.

3. Cọc tiêu sử dụng cho sân bay

Cọc tiêu sử dụng cho sân bay phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, chắn chắn. Cọc tiêu được sử dụng cho sân bay giúp máy bay nhận biết được đường bay, đường hạ cánh từ xa, do màu sắc nổi bật của cọc tiêu giao thông phản quang ngay cả trong bóng tối.

4. Cọc tiêu sử dụng cho tầng hầm các toàn nhà trung tâm thương mại

Phân làn giao thông trong tầm hầm để xe là mục đích chính khi sử dụng cọc tiêu giao thông. Giao thông trong tầng hầm để xe cũng rất phức tạp, nếu không được trang bị đầy đủ các thiết bị như: gương cầu lồi, gờ giảm tốc, sơn phản quang, ốp tường phản quang

5. Sử dụng cọc tiêu cho các sự kiện

Trong các sự kiện lớn, cọc tiêu là 1 phần không thể thiểu.

Như vậy, trong thực tế cọc tiêu phân làn giao thông ngoài tác dụng phân làn giao thông đường bộ còn được ứng dụng rất nhiều.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Các lưu ý khi lắp đặt ốp góc côt

Các lưu ý khi lắp đặt ốp góc côt

Ốp góc cột ngày càng được nhiều công trình, bãi đỗ xe gia đình, các khu công viên, hầm đường bộ trọng dụng vì công năng hữu ích của ốp góc cột. Nhờ nó mà tăng tính an toàn cho xe và hạ tầng tầng hầm đươc đảm bảo hơn, đảm bảo cho không gian bãi đỗ xe luôn chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn. Vậy để lắp ốp góc côt cần lưu ý những gì?


1. Chọn ốp góc cột phù hợp với không gian sử dụng

Nguyên tắc là chon ốp góc cột nên chọn loại phù hợp với từng vị trí lắp, từng mẫu sơn trên thân cột để lựa chọn. Thông thường đa số các đơn vị thường lắp ốp cột rồi bắt đầu tiến hành thi công sơn sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp.

2. Lựa chọn chất liệu nào cho ốp

Nên chọn ốp góc cột chất liệu nhựa hay cao su?

Chất liệu cao su sẽ đảm bảo độ đàn hồi và tuổi thọ của ốp cao hơn so với ốp nhựa, thế nhưng ngày nay với công nghệ tiên tiến gờ nhựa vẫn là sự lựa chọn số 1 của nhiều công trình vì giá thành và mẫu mã cùng độ bền tương đương với gờ giảm tốc bằng cao su.

3. Độ phản quang

Độ phản quang của các loại ốp tương tự nhau vì cùng sử dụng decal phản quang màu vàng, màu sắc decal tươi sáng dễ dàng nhận biết và đảm bảo phản quang mạnh mẽ trong đệm 

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

Phụ nữ Kim Thành - Hải Dương chung tay bảo đảm ATGT cho trẻ em

Thông qua thành lập các mô hình bảo đảm an toàn giao thông, các cấp Hội Phụ nữ huyện Kim Thành - Hải Dương đã chung tay tạo môi trường an toàn cho trẻ em.


Sau hơn 6 năm thành lập, mô hình "Vận động gia đình đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ khi tham gia giao thông" của Hội Phụ nữ thị trấn Phú Thái ngày càng được mở rộng và mang lại hiệu quả rõ nét.

Trước đây, nhiều người cho rằng người lớn cần đội MBH khi tham gia giao thông, còn trẻ em thì không nên chưa có thói quen đội MBH cho trẻ.

Nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn từ thực trạng này, Hội Phụ nữ thị trấn Phú Thái đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND thị trấn thành lập mô hình để tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân thay đổi suy nghĩ, đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông.

Ngày mới thành lập, mô hình chỉ có 16 thành viên là ban chủ nhiệm và tình nguyện viên. Ban chủ nhiệm phân công mỗi thành viên phụ trách từng khu dân cư rà soát, lập danh sách các hộ gia đình có con từ 6-16 tuổi để tới nhà vận động, tuyên truyền. Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ phụ nữ, Ban chủ nhiệm mô hình đều lồng ghép để tuyên truyền.

Hội Phụ nữ thị trấn chủ động phối hợp Ban An toàn giao thông (ATGT) thị trấn và các nhà trường trên địa bàn tổ chức các buổi học ngoại khóa tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh. Ngày mới thành lập, mô hình gặp nhiều khó khăn như một số hộ chưa tán thành, chưa phối hợp với tổ tuyên truyền; có người cho rằng đội MBH ảnh hưởng không tốt tới đốt sống cổ của trẻ... Nhờ kiên trì thuyết phục, vận động, đến nay, mô hình đã thu hút 915 thành viên tham gia. 100% số thành viên hằng năm đều ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, thực hiện nghiêm đội MBH đúng quy cách và tiêu chuẩn.

Cứ dịp khai giảng năm học mới hoặc hưởng ứng Tháng ATGT, chị Trần Thị Hương, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cộng Hòa lại tham gia các buổi nói chuyện tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho các em học sinh trong xã. Nội dung các bài nói chuyện của chị Hương xoay quanh các quy định của pháp luật được cụ thể hóa bằng những câu chuyện an toàn giao thông đường bộ, những mẩu chuyện vui chị sưu tầm được qua sách báo, mạng xã hội. Các buổi trò chuyện đều có sự tương tác với học sinh bằng những câu hỏi dễ hiểu, gần gũi. Có nhiều câu hỏi ở dạng tình huống để các em học sinh tự tìm cách trả lời.

"Do vị trí xã nằm ngay đường 5, nhiều học sinh phải đi qua quốc lộ mới tới trường nên các em rất cần kiến thức, kỹ năng để tự bảo đảm an toàn cho mình. Hội Phụ nữ xã đã phối hợp với Ban Giám hiệu các trường tổ chức các buổi học ngoại khóa để giúp các em hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông", chị Hương chia sẻ.

Là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, mật độ người tham gia giao thông đông nên Hội Phụ nữ huyện Kim Thành đã sớm nhận thức được vai trò của phụ nữ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Các cấp hội phụ nữ huyện đã xây dựng nhiều mô hình, đảm nhận các phần việc tại cơ sở như "Phụ nữ với công tác bảo đảm an ninh trật tự, ATGT", tuyến đường phụ nữ tự quản, hưởng ứng phong trào "Toàn dân tham gia tự quản, bảo đảm trật tự giao thông"...

Các cấp hội phụ nữ huyện còn lồng ghép thực hiện phong trào với cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" với tiêu chí "gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật"...

Hội Phụ nữ các xã, thị trấn phối hợp cùng các nhà trường tuyên truyền cha mẹ học sinh chung tay xây dựng “Cổng trường an toàn”…

Chị Phạm Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện cho biết: “Thông qua việc tuyên truyền, xây dựng các mô hình giúp các hội viên nhận thức rõ hơn những nguy cơ tiềm ẩn khi tham gia giao thông, nhất là với trẻ nhỏ. Nhờ vậy, ý thức tham gia thông nói chung, ý thức bảo vệ con em mình trước hiểm họa tai nạn giao thông của nhiều chị em đã được nâng lên. Từ thay đổi suy nghĩ, thói quen sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn huyện”.

Trong thời gian tới, Hội Phụ nữ huyện tiếp tục chỉ đạo cơ sở hội duy trì và thành lập các mô hình bảo đảm ATGT nói chung, đặc biệt các mô hình bảo đảm ATGT cho trẻ em; vận động cán bộ, hội viên nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chấp hành Luật Giao thông đường bộ.  
Nguồn: báo Hải Dương

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Đinh phản quang "mắt mèo" ở TP Hồ Chí Minh hư hỏng, không ai sửa chữa

Tại TP.HCM có nhiều tuyến đường sử dụng đinh phản quang "mắt mèo" bị hư hỏng khá lâu nhưng không ai sửa.

Ngày 21/9, phóng viên đi thực tế trên một số tuyến đường tại TP.HCM có gắn đinh phản quang "mắt mèo". Đây là loại đinh được gắn giữa đường, giáp vị trí dải phân cách làn đường ô tô và xe máy. Nhiều vị trí các đinh phản quang này bị hư hỏng thời gian khá lâu nhưng không có cơ quan nào sửa chữa, khắc phục.

Trên đường Trường Sơn, đoạn từ công viên Hoàng Văn Thụ vào sân bay Tân Sơn Nhất, hầu hết các vị trí đinh phản quang "mắt mèo" này đã bị bể, hỏng hóc. Những vị trí đinh bị tróc lên, tạo thành các hố lõm xuống mặt đường. Ngoài đường Trường Sơn, đinh phản quang "mắt mèo" cũng được gắn tại nhiều tuyến đường khác như: Cộng Hòa, Phan Đình Giót...

Chức năng của những viên đinh phản quang này là tạo ra phản quang khi có ánh sáng đèn xe chiếu vào ban đêm. Từ đó người đi đường có thể thấy được làn đường phân cách, đi đúng làn đường quy định. Thế nhưng, việc gắn các viên đinh phản quang này xuống mặt đường, liên tục bị các phương tiện lưu thông cán qua, nhiều viên bị bể, hư hỏng. Lúc này tác dụng phản quang của các viên đinh này không còn nữa.

Theo các chuyên gia, việc chậm khắc phục sửa chữa những vị trí hư hỏng có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, các hố lõm này bị ảnh hưởng của phương tiện vận tải sẽ làm nhanh hư hại mặt đường.

Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Sở GTVT TP.HCM cho biết, một số tuyến đường trục chính như đường Cộng Hòa, Phan Đình Giót, Trường Sơn có lắp đặt đinh phản quang. Những đinh này được lắp trên vạch sơn phân làn đường với mục đích tăng cường phản quang vào ban đêm và hạn chế các phương tiện lấn trái chiều lưu thông.

Mặt khác, đây là những tuyến đường trọng điểm, lưu lượng xe ra vào sân bay rất lớn, cần thiết phải có loại báo hiệu giao thông này để đảm bảo an giao toàn thông. Riêng đối với các tuyến đường trong khu vực nội đô thành phố không bắt buộc phải lắp đinh phản quang này.


Nhiều viên phản quang bị bong tạo thành lỗ trống trên đường Trường Sơn.

Theo Trung tâm, các viên phản quang này được lắp đặt trong các dự án mở rộng nâng cấp các tuyến đường ra vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất vào năm 2016. Kinh phí để đầu tư loại này là khoảng 250.000đ/viên, không phải tuyến đường nào cũng có thể lắp.

Vì sao nhiều điểm bị hư hỏng khá lâu nhưng không ai sửa? "Chúng tôi đang chờ nguồn vốn duy tu để có kế hoạch sửa chữa vào đầu quý IV năm nay", vị đại diện Trung tâm nói.

Cũng theo đơn vị này, vật liệu đinh phản quang chủ yếu được nhập khẩu từ các nước lân cận, do đó việc lắp đặt, thay thế được thực hiện khi nguồn kinh phí đầu tư cải tạo sửa chữa đường bộ được bố trí. Thời gian khai thác của đinh phản quang thông thường từ 1 đến 2 năm (tùy theo mật độ lưu thông, tính chất lưu thông của từng loại đường).
Nguồn:ATGT.VN